Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn học Việt Nam thời Tiền Lê”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: xóa nguồn tự xb hoặc chết using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Văn học Việt Nam thời Tiền Lê''' được nhiều nhà nghiên cứu xem là giai đoạn sơ khởi của nền [[văn học Việt Nam|văn học viết Việt Nam]] (để phân biệt với [[văn học dân gian]], văn học truyền khẩu đã ra đời rất lâu trước đó), với tư cách là một nền [[văn học]] chính thống của một [[quốc gia]] đã giành được [[độc lập]] tự chủ (để phân biệt với văn học của một bộ phận quan lại cai trị trên đất Việt thời Bắc thuộc trước đó). Thời kỳ này đã xuất hiện các tác phẩm nổi tiếng có đề tên tác giả người Việt. Dưới triều vua [[Lê Đại Hành]], ngoài chiến tích phá Tống - bình Chiêm lẫy lừng, còn có thành tựu lớn về văn chương. Hai áng thơ chính luận, hai kiệt tác không tiền khoáng hậu [[Nam quốc sơn hà]] và [[Quốc tộ]] đều là tác phẩm mở đầu cho dòng văn học trung đại, đều là sự khai sáng của tinh thần yêu nước và tinh thần nhân đạo, những truyền thống lớn của văn hóa, văn học dân tộc. [[Nam quốc sơn hà]] có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, còn [[Quốc tộ]] có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai kiệt tác văn chương xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên của nền văn học dân tộc Việt Nam.
 
==Khái quát==
Văn học thời Tiền Lê đóng góp quan trọng trong việc khai mở nền [[văn học Việt Nam]]. Thời kỳ này đã xuất hiện những tên tuổi như [[Pháp Thuận|Đỗ Pháp Thuận]], [[Khuông Việt]]. Trước đây, theo [[quán tính]], [[người Việt]] thường gọi Thơ văn Lý - Trần hoặc Văn học thế kỷ X - XIV, gồm cả trước tác của ba triều đại Ngô - Đinh -– Tiền Lê. Nhưng cả ba triều đại này, ngoài những vần sấm thi ngang qua, thì triều Ngô đã có gì, ngoài lời bàn của [[Ngô Quyền]] về kế sách phá Hoằng Thao, chưa đủ tiêu chí là một [[tác phẩm văn học]] thành văn; triều Đinh cũng chưa thấy gì thêm, ngoài lời sấm "Đỗ Thích thí Đinh Đinh..." Chỉ còn triều Tiền Lê, thời [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], với những phát hiện mới, có thể khẳng định: Nhà Tiền Lê là một triều đại khai sáng văn học dân tộc bằng hai kiệt tác thi ca Hán Nôm.
 
Thơ văn thời này, ngoài một số bài thơ - kệ của các Thiền sư, thấy có ba chủ đề, đề tài nổi bật:
Dòng 11:
==Tác phẩm==
===Thơ sấm===
Thời này được xem là "vỡ tổ sấm ký" <ref>Ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi</ref>. Người xưa quan niệm sấm là những điều hiện ra, bày ra trước (Sấm giả - triệu dã); sấm lấy quỷ quyệt khéo léo làm lời nói kín, dự đoán lành dữ. Sấm thời này là sản phẩm của [[thiền sư]], [[Đạo giáo|đạo sĩ]], [[Nho giáo|nho giả]], mỗi người đều có ý đồ riêng khi tung ra những lời sấm, mỗi người đều có phần hiếu sự khi mượn lời thần bí báo trước sự cố cho rằng có ý nghĩa đổi đời sẽ xảy ra, nhưng phần chắc lại là khẳng định những biến cố đã xuất hiện. Nói thế vì sấm có thể có những câu báo trước, nhưng hầu hết lại được đặt ra khi đã xuất hiện các nhân vật và sự kiện lịch sử hữu quan. Câu sấm vào loại sớm thời này là:
 
{|-valign="top"
Dòng 31:
(Trần Quốc Vượng dịch).
 
''[[Đại Việt sử lược]]'' ghi lời sấm xuất hiện vào năm 974, để báo trước sự kiện sẽ diễn ra vào năm 979, [[Đại Việt sử ký toàn thư|''Đại Việt sử ký toàn thư'']] còn thêm cả chuyện [[loạn 12 sứ quân|12 sứ quân]] và triều Lý xuất hiện bằng một khổ thơ 4 câu. Về mặt [[văn học]], có thể xem lời sấm trên đây là sự phản ánh xung đột chết chóc, và điều tiên tri Hoàng đế anh minh sẽ xuất hiện. Thiền sư [[Vạn Hạnh]] "hễ nói ra điều gì, thiên hạ đều coi như lời sấm" <ref>Thiền uyển tập anh</ref>, đã hơn một lần báo trước [[Nhà Lý]] sẽ thay [[Nhà Tiền Lê]].
{|-valign="top"
|
Dòng 130:
===Nam quốc sơn hà===
{{chính|Nam quốc sơn hà}}
Chiến tích anh hùng của cộng đồng quốc gia [[Đại Cồ Việt]] thời đại [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], gắn với sự xuất hiện của một [[Thơ|bài thơ]] huyền thoại: [[Nam quốc sơn hà|''Nam quốc sơn hà'']]. Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân đi tìm tác phẩm đầu tiên của [[Văn học Việt Nam|văn học dân tộc]], để phản bác một ngộ nhận: Bạch vân chiếu xuân hải - bài phú khoa Tiến sĩ thời Đường của Khương Công Phụ (người Việt gốc Hoa, đời thứ ba, thi đỗ lại trở về đất tổ, làm quan to, có lúc ngang Tể tướng thời Đường) là [[Tác phẩm văn học|tác phẩm]] đầu tiên của văn học Việt, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đã chú ý đến xuất xứ của bài thơ [[Nam quốc sơn hà|''Nam quốc sơn hà'']]. GS. [[Trần Quốc Vượng]] mách cho những dòng viết của GS. [[Hà Văn Tấn]], trong bài ''Lịch sử, sự thật và sử học''<ref>(Tổ Quốc - 401 - 1 - 1988)</ref>.
:"Không một nhà sử học nào có thể chứng minh được rằng bài thơ ''Nam quốc sơn hà'' là của Lý Thường Kiệt. Không có một sử liệu nào cho biết điều đó cả. Sử cũ chỉ chép rằng trong trận chống Tống ở vùng sông Như Nguyệt, một đêm quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ đó trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát. Có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt đã cho người ngâm thơ. Đi xa hơn, có thể đoán rằng Lý Thường Kiệt là tác giả của bài thơ. Nhưng đó là đoán thôi, làm sao nói chắc được bài thơ đó là của Lý Thường Kiệt. Thế nhưng, cho đến nay mọi người dường như đều tin rằng đó là sự thật, hay nói đúng hơn, không ai dám nghi ngờ đó không phải là sự thật".
 
Qua xuất xứ<ref>Các nội dung dưới đây đã được viết thành nhiều bài, đăng tải trên nhiều sách báo, tạp chí (Xưa & Nay, Nghiên cứu văn học, Tạp chí Hán Nôm, Văn hóa dân gian, Thế giới mới, Văn nghệ, Văn hiến Hà Nội, Lý Công Uẩn và Vương triều Lý, Khảo và luận, Từ điển tác gia - tác phẩm, Hợp tuyển văn học trung đại, Sách giáo khoa Văn học 9, Tư liệu văn học 10 v.v...), soạn thành giáo án giảng giải ở hàng trăm giảng đường đại học và cao học, cấu tạo thành lời cho nhiều hội thảo, nhiều cuộc chuyện trò, trao đổi... Tất cả đều một kết luận: Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, vô danh, không phải của Lý Thường Kiệt như đã ngộ nhận. Kết luận này tuy khoa học, và không kém phần thuyết phục, nhưng ngược lại một định luật, tuy không đúng nhưng từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức đại chúng, nhất là khi đất nước chống ngoại xâm, vì thế không dễ có ngay sự đồng thuận rộng rãi. Đành chờ đợi, chắc cũng chẳng bao xa, khi mà toàn bộ sách giáo khoa trung học bộ mới, cả sách lịch sử và ngữ văn đều đã khẳng định: Nam quốc sơn hà là bài thơ thần, Lý Thường Kiệt có thể chỉ là người sử dụng bài thơ thần, để động viên quân sĩ xung trận mà thôi.</ref> bài [[Nam quốc sơn hà]] cho thấy:
 
#Không có một [[văn bản]] nào ghi nhận [[Lý Thường Kiệt]][[Tác giả văn học|tác giả]], hoặc tương truyền là tác giả bài thơ.
#Tất cả các văn bản đều ghi nhận bài thơ là của thần. Thần đây là [[Thánh Tam Giang|Trương Hống]], [[Thánh Tam Giang|Trương Hát]], [[Chỉ huy quân sự|tướng lĩnh]] của [[Triệu Việt Vương|Triệu Quang Phục]], bị [[Hậu Lý Nam Đế|Lý Phật tửTử]] ép hàng, không chịu khuất phục, nên tự tử, trở thành phúc thần, được thờ phụng ở gần 300 ngôi đền ven các triền [[sông Cầu]], [[sông Thương]],...
#Thần đọc thơ của thần, âm phù dương gian trợ quốc an dân, chống ngoại xâm, dẹp nổi loạn, trừ tai hoạn, kể đã nhiều lần. Nổi bật là hai lần thần trực tiếp đọc thơ giúp các tướng lĩnh đánh giặc cứu nước. Lần thứ nhất giúp Lê Hoàn chống Tống (981), lần thứ hai giúp Lý Thường Kiệt chống Tống (1076). Văn bản bài thơ đọc hai lần khác nhau, và cũng khác nhau ở hầu hết các dị bản còn lại.<ref>bài [[Nam quốc sơn hà]] hiện hành, ở cả sách giáo khoa, thấy có ở văn bản Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ, Trương Tôn thần sự tích - khuyết danh v.v... chỉ khác Đại Việt sử ký toàn thư: đảo "phận định" thành "định phận" (Xem Hợp tuyển văn học Trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản. Giáo dục, H. 2004).</ref>
#Bài thơ không hề được tuyển vào các tuyển tập thơ ca chữ Hán thời xưa, trước sau nó vẫn là thành phần cơ hữu trong [[Truyền thuyết|truyền thuyết dân gian]]. [[Nam quốc sơn hà|''Nam quốc sơn hà'']] chắc là do nhân sĩ thời tự chủ sáng tác, song đã được dân gian hóa, được hoàn thiện dần theo đặc trưng tập thể truyền miệng. Rồi sau được cố định trong thần tích, thần phả, truyện ký, nhưng vẫn lưu truyền trong dòng đời, qua nhiều thế hệ, âm phù con cháu đánh giặc cứu nước. Cho nên, phải coi đó là bài thơ thần, tác giả là khuyết danh cũng được, nhưng là vô danh, hoặc vô danh thị thì khoa học hơn.
#Từ trong những văn bản đáng tin cậy trên đây, có thể thấy: ngộ nhận Lý Thường Kiệt là tác giả [[Nam quốc sơn hà|''Nam quốc sơn hà'']] của [[Trần Trọng Kim]] trong [[Việt Nam sử lược|''Việt Nam sử lược'']] xuất bản từ 1919-19201919–1920, là do tự ý, chứ không dựa vào bất kỳ một tư liệu Hán Nôm nào. Sau đó, hầu hết các học giả đều sai theo, cho mãi đến hết thế[[Thế kỷ thứ20|thế kỷ XX]], có Hoàng Xuân Hãn, Đặng Thai Mai hoài nghi.
 
Về thời điểm xuất hiện của bài thơ Nam quốc sơn hà cũng như truyền thuyết [[Thánh Tam Giang|Trương Hống - Trương Hát]], như một tác phẩm nhân gian truyền miệng. Tư liệu còn lại cho ta biết thần phù trợ người trừ tai ngữ hoạn nhiều lần, ở nhiều nơi vào những năm tháng khác nhau từ Ngô - Đinh -– Tiền Lê xuống đến Lý - Trần. Song, thần trực tiếp đọc thơ âm phù đánh giặc ngoại xâm, thì chỉ có hai lần. Lần giúp [[Lý Thường Kiệt]], nhiều người đã biết, lần giúp Lê Hoàn được kể như sau: Năm Thiên Phúc nguyên niên (980) đời Lê Đại Hành, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cầm đầu đạo quân xâm lược nước Nam. Đến sông Đại Than, hai bên đối lũy, cầm cự với nhau. [[Lê Đại Hành]] được mộng báo của thần Trương Hống - Trương Hát: "Nay quân Tống phạm cõi, làm khổ sinh linh nước ta, cho nên anh em thần đến yết kiến, xin nguyện cùng nhà vua đánh giặc để cứu sinh linh". Canh ba đêm sau, trời tối đen, mưa to gió lớn đùng đùng... hai đạo âm binh áo trắng, áo đỏ cùng xông vào trại giặc mà đánh. Quân Tống kinh hoàng. "Thần nhân tàng hình ở trên không, lớn tiếng ngâm rằng:
{|-valign="top"
|
Dòng 166:
|}
 
Quân Tống nghe thấy, xéo đạp vào nhau mà chạy tan... Đại Hành trở về ăn mừng, phong thưởng công thần, truy phong cho hai vị thần nhân, sai dân phụng thờ, huyết thực hưởng đời đời. ([[Lĩnh Nam chích quái]] - [[Trần Thế Pháp]] - [[Vũ Quỳnh]] - [[Kiều Phú]]).
 
Dựa vào tư liệu trên đây và nhiều văn bản truyền thuyết, thần tích được ghi chép lại trong có bài thơ thần ''Nam quốc sơn hà'', một số nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ đã xuất hiện đầu thời tự chủ. Nhưng không phải là thời đã giành được chính quyền, nhưng vẫn tự xưng và tự phong là [[Tiết độ sứ]] từ Khúc Thừa Dụ đến Dương Đình Nghệ. Cũng không phải triều Ngô Quyền đã xưng vương, thể hiện ý thức tự chủ, sánh ngang với các chư hầu của thiên triều. Ngô Sĩ Liên chép bài thơ này vào kỷ nhà Lý, nên có người thời sau tưởng là thơ Lý Thường Kiệt. Thậm chí cũng không thể là triều Đinh, dầu cho thời này, vua đã dám xưng là [[Đinh Tiên Hoàng]], sánh so ngang ngửa với [[Tần Thủy Hoàng]] ngày xưa và [[Danh sách vua Trung Quốc|hoàng đế Trung Hoa]] cùng thời. Hơn nữa, thời này chưa có ngoại xâm lăm le ngoài cõi, chưa cần lời lẽ "tuyên ngôn". Mà là ở thời Hoàng đế [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], như PGS.TS. Trần Bá Chí khẳng định: ''Nam quốc sơn hà''[[Tuyên ngôn độc lập|bản tuyên ngôn độc lập]], chỉ có thể ra đời sau [[Bắc thuộc|hàng ngàn năm Bắc thuộc]], nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định<ref>(Xem: Tạp chí Hán Nôm số 4-2003. Bài Về mấy bài Tuyên ngôn độc lập)</ref>. Nguyễn Thị Oanh trong một công trình nghiên cứu trên Tạp chí Hán Nôm (Số 1 - 2002), bài Về thời điểm ra đời của bài thơ Nam quốc sơn hà cũng chỉ ra rằng: bài thơ Nam quốc sơn hà vốn xuất hiện thời [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], như nhiều sách [[Lĩnh Nam chích quái|''Lĩnh Nam chích quái'']] đã ghi chép, nhưng nhà sử học [[Ngô Sĩ Liên]], theo quan điểm Nho giáo chính thống, ghét cái vô luân của [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]], ưa lòng trung nghĩa của [[Lý Thường Kiệt]], nên đã đem thơ thần phù trợ vua Lê gán cho phù trợ tướng Lý; nay nên trả bài thơ về cho sĩ dân thời đại [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]].
 
''Nam quốc sơn hà'' được coi như bản tuyên ngôn độc lập, vừa khẳng định chủ quyền, lãnh thổ, ngôi vị Nam đế, vừa thể hiện niềm tin ta thắng, địch thua, dựa vào thiên lý và chính nghĩa, là chủ đề của bài thơ, cũng là sự thăng hoa của tinh thần dân tộc thời phá Tống - bình Chiêm của triều đại [[Lê Đại Hành]]. Nhận định như thế là phù hợp với quy luật và tiến trình phát triển văn hoá, văn học, của lịch sử dân tộc.
 
===Quốc tộ===
{{chính|Quốc tộ}}
 
Kiệt tác thứ hai, ở triều đại Hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư [[Pháp Thuận]], danh gia đã đề cập tới ở phần trên, khi tiếp sứ Lý Giác. Theo [[Thiền uyển tập anh|''Thiền uyển tập anh'']], tác phẩm duy nhất còn giữ lại được văn bản bài thơ, thì [[Pháp Thuận|Đỗ Pháp Thuận]] (915-990915–990) học rộng, có tài văn thơ, lời nói phần nhiều hợp với sấm ngữ. "Trong buổi đầu, khi nhà Tiền Lê mới sáng nghiệp, sư có công dựng bàn, hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức của triều đình phong thưởng. Vua [[Lê Đại Hành]] lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên mà gọi Đỗ Pháp sư, thường ủy thác cho sư các công việc văn hàn... Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài, sư đáp:
{|-valign="top"
|
Hàng 196 ⟶ 197:
|}
 
Trong văn bản chữ Hán, bài thơ không có tên. Các tập thi tuyển thời xưa không tuyển bài này. Thơ văn Lý - Trần (tập I) có lẽ là tập sách giới thiệu bài thơ đầu tiên, với nhan đề: Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn (Trả lời nhà thơ hỏi về vận nước). Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 1) xuất bản 1980, đặt tên bài thơ là [[Quốc tộ]] (Vận nước, hoặc Ngôi nước). Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được các sách văn học sử, tổng tập, tuyển tập và cả sách giáo khoa văn học đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Một số sấm thi, sấm ngữ và cả Nam quốc sơn hà thường là khuyết danh hoặc vô danh, nên chưa thể xác định được năm tháng tác phẩm ra đời. Thơ kệ của một số thiền sư nặng về thuyết giáo, giá trị văn học có phần hạn chế và hầu hết ra đời còn sau cả [[Quốc tộ]], nên tính chất cột mốc của tác phẩm là điều cần khẳng định.
 
Cũng như Nam quốc sơn hà, [[Quốc tộ]] là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua "hỏi về vận nước ngắn dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: "Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách "vô vi nhi trị". Ba nhãn tự: quốc tộ, thái bình, vô vi vừa là điều kiện vừa là nhân quả cho nhau. "[[Quốc tộ]]" có nhiều nghĩa, trong văn cảnh cụ thể này, nên hiểu là vận mệnh quốc gia. "Thái bình" theo Hán Việt từ điển của GS. Đào Duy Anh: rất bình yên, thịnh trị, tức một xã hội thanh bình, yên vui, không bạo lực, xung đột, chiến tranh. "Vô vi" là nhãn tự có hàm ý uyên áo. Khái niệm vô vi đầu tiên được hiểu là một thuật ngữ trong sách Lão Tử, nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không bị trói buộc trong khuôn phép đạo đức nhân vi. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ mới, khi đặt bài này ở vị trí mở đầu cho văn học cổ trung đại, thêm cho "vô vi" nghĩa trong "vô vi pháp" của sách Phật: từ bi, bác ái, vị tha. Thậm chí có thể nghĩ rằng, với tư cách một thiền sư, một cố vấn chính sự, Pháp Thuận đã thể hiện quan niệm tam giáo trong lời thơ. "Vô vi" ở đây gồm "vô vi" của Đạo giáo, "vô vi pháp" của Phật giáo, song chủ yếu là "vô vi nhi trị" của Nho gia. Vô vi ở bài thơ chủ yếu là thể hiện phương châm đức trị, đó là hàm ý uyên áo của nhà sư. Như vậy là, với [[Quốc tộ]], Pháp Thuận đã khẳng định giang sơn bền vững, với một nền thái bình muôn thuở, trong đó nhà vua lấy đức để trị dân. Trả lời nhà vua, bằng bốn câu thơ, với nội dung như thế, Pháp Thuận là thiền sư - thi sĩ đầu tiên thể hiện lý tưởng thái bình muôn thuở của cộng đồng [[Đại Cồ Việt]] thời đại [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]].