Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đoàn Kỳ Thụy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Chau1988 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Chau1988 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 89:
Nhiệm kỳ Tổng thống của Phùng hết vào ngày 10 tháng 10, 1918, để xoa dịu miền Nam, Phùng đã từ chối phục hồi chức vụ Thủ tướng để Đoàn không có cơ hội tái ứng cử. Địa vị của Đoàn bị lung lay khi tin đồn về những thỏa thuận mật giữa ông và Nhật bị lộ.<ref name="Gray 178-179">Gray, p. 178-179.</ref> Khi thông tin về Quỹ Nishihara bị phơi bày, cùng với hiệp ước bí mật giữa Đồng Minh và Nhật về việc chuyển giao quyền quản lí [[Sơn Đông]] cho Nhật Bản tại [[Hòa ước Versailles]]. Bắc Kinh và các tỉnh trong cả nước đồng loạt nổ ra các vụ biểu tình được biết dưới tên gọi “[[Phong trào Ngũ Tứ]]” và ngày 4 tháng 5, 1919. Trọng San và Ngô Bội Phu liên minh với các lãnh đạo quân sự chống đối Đoàn, trong đó có [[Trương Tác Lâm]]. Họ gạt bỏ [[Từ Thụ Lâm]]( 徐樹錚) – cấp dưới gần gũi của Đoàn, ra khỏi mọi chức vụ vào 4 tháng 7, 1919. Đoàn ép tân Tổng thống cách chức Trọng và Ngô mặc dù trên thực tế ông không có cách nào để gạt bỏ được hai người này ra khỏi chức vụ. Ông đặt lại tên quân đội của mình là “Bình Quốc Quân” và huy động họ để đánh nhau với quân phiệt Trực Lệ và các thế lực liên mình của họ.<ref name="Gray 178-179">Gray, p. 178-179.</ref>
 
=== Mất dần quyền lực ===
Cuộc chiến giữa ông và Phùng được biết đến với tên Chiến tranh Trực – An (An Huy – Trực Lệ) kéo dài từ 14 tháng 7 đến 18 tháng 7 năm 1920. Mặc dù quân của Đoàn được huấn luyện và trang bị vũ khí từ phía Nhật, nhưng Ngô Bội Phu vẫn dễ dàng giành chiến thắng trước họ.<ref name="Gray 178-179" /> Quyền lực quân sự của ông tiêu tan, ông đã chạy nạn sang lãnh địa của người Nhật ở [[Thiên Tân]].