Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Điện môi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại 1sửa đổi của Crnoname006 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của Tuanminh01. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1:
'''Điện môi''' là những chất không dẫn điện ([[cách điện]]). Trong phân tử của các chất điện môi, số lượng các [[điện tích]] tự do là rất ít. Điều này làm khả năng mang điện của nó rất kém. Nhưng khi [[điện trường]] tăng vượt quá 1 giá trị giới hạn thì điện môi bị đánh thủng (mất tính cách điện), mỗi điện môi khác nhau có 1 điện trường giới hạn khác nhau [[hằng số điện môi]] ε chỉ phụ thuộc vào tính chất của điện môi. Hằng số điện môi của chân không = 1.
 
== Hiện tượng phân cực điện môi ==
'''Hiện tượng phân cực điện môi''' là hiện tượng xuất hiện các [[điện tích]] trên thanh điện môi khi nó đặt trong [[điện trường]] ngoài. Khác với [[hiện tượng điện hưởng]] ở vật dẫn kim loại, các điện tích xuất hiện ở chỗ nào trên bề mặt thanh điện môi sẽ định xứ ở đó, không di chuyển được. Đó là các ''điện tích liên kết''.
 
Các điện tích liên kết sẽ gây ra trong lòng thanh điện môi một điện trường phụ E' làm cho điện trường ban đầu E0 trong thanh điện môi thay đổi. Điện trường tổng hợp trong điện môi khi điện môi bị [[phân cực]] là:                                      
 
E = E0 + E '
 
Trong mỗi [[nguyên tử]], các [[electron]] luôn [[chuyển động]] quanh [[Hạt nhân nguyên tử|hạt nhân]] với [[vận tốc]] rất lớn. Tuy nhiên khi xét tương tác giữa các electron của nguyên, [[phân tử]] với điện tích hay điện trường bên ngoài ở những khoảng cách khá lớn so với kích thước phân tử, một cách gần đúng, ta có thể coi tác dụng của các electron tương đương với tác dụng của một điện tích tổng cộng –q đứng yên tại một vị trí trung bình nào đó trong phân tử, gọi là ''tâm của các điện tích âm''. Một cách tương tự, ta coi tác dụng của hạt nhân tương đương với điện tích dương +q đặt tại ''tâm của các điện tích dương''.
 
Tùy theo phân bố các electron quanh hạt nhân mà tâm của các điện tích âm và tâm của các điện tích dương có thể lệch nhau hoặc trùng nhau.
 
*Trường hợp thứ nhất, mỗi phân tử chất điện môi đã là một lưỡng cực điện.
 
*Trường hợp thứ hai, phân tử chất điện môi không tự phân thành lưỡng cực điện, nhưng khi đặt phân tử trong điện trường ngoài thì tác dụng của điện trường ngoài luôn làm tâm của các điện tích dương và tâm của cách điện tích âm lệch xa nhau và bản thân phân tử trở thành lưỡng cực điện có mômen điện pe khác 0.
 
 
==Tham khảo==