Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 55:
::Đây không phải tên Latinh, mà là tên Mông Cổ, tên Mãn Châu, là cái tên mà họ sử dụng với nhau lúc sinh thời và cái tên mọi sử gia trên thế giới đều sử dụng, trừ Trung Quốc. Cách bạn biện luận người Khiết Đan không có họ, tên thì thật sự quá đậm mùi chủ nghĩa Đại Hán. Người Mãn, người Mông không phải là người Hán, vua Mãn vua Nguyên đều có văn hóa riêng nên tôn trọng tên gọi của dân tộc, của lịch sử. Trung Quốc hiện đại là tập hợp của 54 dân tộc, và trong quá khứ còn do vô số dân tộc và quốc gia hợp thành, nhân vật lịch sử từng tồn tại ở lãnh thổ Trung Quốc hiện nay thì không có nghĩa phải sử dụng tên Hán. [[Thành viên:Sgnpkd|Sgnpkd]] ([[Thảo luận Thành viên:Sgnpkd|thảo luận]]) 10:35, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)
:::Không dùng tên Hán và không dùng chữ Hán là 2 chuyện khác nhau. Hoàn Nhan Trần Hòa Thượng chỉ thích dùng tên Nữ Chân của mình, nhưng ông chẳng bao giờ đòi viết tên mình bằng chữ Nữ Chân. Hơn nữa, người Tống gọi Hoàn Nhan Tông Bật là Ô Châu, gọi Tông Hàn là Niêm Hãn, chính là tỏ ra thù địch với họ. Truyền thống này đúng là có liên quan đến chủ nghĩa Đại Hán, người Nam triều luôn gọi người Bắc Ngụy bằng những cái tên Tiên Ti hay Vương Ngạn Chương dùng cái tên Sa Đà để miệt thị Lý Tự Nguyên. Chỉ là cuộc thảo luận không đến mức ấy, bạn đẩy vấn đề đi quá xa so với suy nghĩ của tôi, khiến cuộc thảo luận này trở nên khó chịu. Cách biện luận về tên của người Khiết Đan của tôi chẳng có gì không ổn, đó là thực tế lịch sử. Dân tộc nào cũng có khởi đầu như vậy.--[[Thành viên:Diepphi|Diepphi]] ([[Thảo luận Thành viên:Diepphi|thảo luận]]) 12:26, ngày 16 tháng 6 năm 2018 (UTC)
Dùng tên Hán Việt cho người không phải Hán tộc là chuyện bình thường trong sách sử. Đến xa tít trời Tây còn có Bá Đa Lộc kìa, nói chi các cộng đồng dân tộc thiểu số từng và đang tồn tại trong TQ cổ. Hiện nay không ai phiên âm Hán Việt tên người Pháp nhưng không ai đòi bỏ tên Bá Đa Lộc hay Mạn Hòe. Mà thật ra chữ Pháp cũng là Hán Việt đấy thôi.
 
Chẳng có Đại Hán gì trong việc dùng tên Hán Việt cả, vì Hán Việt là từ Hán nhưng đọc theo âm Việt, nói cách khác là đang Việt hóa chứ không phải Hán hóa tên người nước ngoài. Tại sao tên Hán Việt có thể nhiều người thích nghe và quen nghe, vì có âm Việt trong đấy, chứ không phải chịu ảnh hưởng bởi Đại Hán.
 
Dân tộc nào cũng có phiên bản Đại XXX tương ứng cho mình. Khi các bộ tộc khác chiếm lĩnh Trung Nguyên, họ cũng coi mình là nhất và xem dân Hán là tiện dân hạ đẳng. Nhưng khi các bộ tộc này đô hộ người Hán, chính họ bị người Hán đồng hóa, đó là một thực tế lịch sử. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 17:08, ngày 11 tháng 12 năm 2018 (UTC)