Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NDS (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
NDS (thảo luận | đóng góp)
Dòng 17:
Theo nghĩa Hán-Việt, ''Phong'' là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và ''Tục'' là thói quen lâu đầu. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam<ref>http://www.jaist.ac.jp/~dnthao/index_files/phongtuc/phongtuc/index.html</ref>
 
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là [[tục ăn trầu]] có từ thời [[Hùng Vương]] trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện ''[[sự tích Trầu Cau]]'' để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam<ref>Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, NXB Văn Học 2005</ref>
 
Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là [[Tết]], Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một [[tín ngưỡng]] và cũng là một [[lễ hội]] của người Việt cùng một số dân tộc khác. Từ [[Tết Nguyên Đán]] đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như [[Tết Nguyên tiêu]], [[Tết Đoan ngọ]], [[Tết Trung thu]], [[Tết Thanh minh]]. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như [[Lễ hội Chol Chnam Thmay|Chol Chnam Thmay]] (khoảng tháng 4) của người Khmer, [[Lễ hội Katê|Katê]] (khoảng tháng 10) của [[người Chăm]] Bàlamôm,...