Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
NDS (thảo luận | đóng góp)
NDS (thảo luận | đóng góp)
Dòng 28:
{{Bài chính|Lễ hội Việt Nam}}
[[Tập tin:Bịt mắt bắt dê - Hội Lim, Bắc Ninh.JPG|nhỏ|200px|phải|trò chơi ''Bịt mắt bắt Dê'' của [[người Việt]] tại [[Hội Lim]], [[Bắc Ninh]]]]
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy">Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006</ref>
 
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như [[hội Đền Hùng]], có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như [[hội Gióng]], [[hội Đền Kiếp Bạc]], [[hội Đống Đa]], có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh đó các dân tộc khác cũng có các lễ hội như [[lễ hội Katê]] của [[người Chăm]], [[Lễ hội Ok om bok|lễ cúng Trăng]] của [[người Khmer]], [[lễ hội Lồng tồng|lễ hội xuống Đồng]] của [[người Tày]], [[người Nùng]], [[Lễ hội hoa ban]] của [[người Thái]], [[Hội đua voi]] của [[người Mnông]],...<ref>''Lễ hội Việt Nam'', Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Niên 2006</ref>
 
Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Đặc biệt là hội mừng năm mới ([[Tết Nguyên Đán]]) của người Việt và một số dân tộc khác
Dòng 39:
{{Bài chính|Tín ngưỡng Việt Nam}}
[[Tập tin:Po Nagar-Thiên Y Na Na.jpg|nhỏ|200px|phải|Tín ngưỡng thờ bà Ponagar/Thiên Y A Na được cả [[người Chăm]] và [[người Việt]] thờ tại [[Nha Trang]]]]
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng<ref>Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, name="Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006<"/ref>
 
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. [[người Việt]] thờ các thần [[Thành Hoàng]], các vị [[anh hùng dân tộc]], các vị thần trong [[Đạo Mẫu Việt Nam|đạo mẫu]]. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, [[người Hoa]] thờ các vị thần [[Quan Công]], [[Thần Tài]]. [[Người Chăm]] thờ các vị thần như [[Po Nagar]], [[Po Rome]],...
 
Hàng 48 ⟶ 47:
{{Bài chính|Tôn giáo tại Việt Nam}}
[[Tập tin:Chùa Watsamrongek, Trà Vinh.jpg|nhỏ|200px|phải|Chùa Watsamrongek, một ngôi chùa [[Phật giáo Tiểu thừa]] của [[người Khmer]] ở [[Trà Vinh]]]]
Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ [[Bắc thuộc]], đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng [[Tam giáo]] đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là [[Đạo giáo]], [[Nho giáo]] và [[Phật giáo]]. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung Hoa<ref>Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, name="Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006<"/ref>
 
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: phái [[Phật giáo Đại thừa|Đại thừa]] vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái [[Phật giáo Tiểu thừa|Tiểu thừa]] qua các nước [[Đông Nam Á]] láng giềng vào Việt Nam thịnh hành ở cộng đồng [[người Khmer]] ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]]
Hàng 77 ⟶ 76:
[[Tiếng Việt]] thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của [[người Việt]] và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt [[ngữ âm]] và [[từ vựng]] ở các vùng miền dẫn tới [[phương ngữ tiếng Việt]] được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ Bắc đến Nam
 
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt [[từ vựng]] kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt [[thanh điệu]]. Trong qúa trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là từ Hán-Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay<ref>Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, name="Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006<"/ref>
 
Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời [[Hùng Vương]] người Việt đã có chữ viết riêng gọi là [[chữ Khoa Đẩu]] mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời [[Bắc thuộc]], [[chữ Hán]] là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra [[chữ Nôm]] dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán
Hàng 90 ⟶ 89:
Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là [[văn học dân gian]] và [[văn học viết]]. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
 
Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam khi đại đa số người dân trong thời phong kiến không có điều kiện biết chữ Hán, một hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đó là những câu chuyện [[thần thoại]] như ''[[Thần Trụ Trời]]'' của người Việt, ''[[Đi san mặt Đất]]'' của người Lô Lô,...những [[sử thi]] như ''[[Đam San]]'' của người E Đê, ''[[Đẻ đất đẻ nước]]'' của người Mường,...những [[truyền thuyết]] như ''[[Sơn Tinh Thuỷ Tinh]]'', ''[[Thánh Gióng]]'' của người Việt, những [[cổ tích]] như ''[[Thạch Sanh]]'' của người Khmer....và các [[truyện ngụ ngôn]], [[truyện cười]], [[tục ngữ]], [[ca dao]],.... Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau<ref>Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, name="Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006<"/ref>
 
Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ 11 và chủ yếu liên quan đến [[đạo Phật]] khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ thế kỷ 13 nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng [[chữ Hán]] đã xuất hiện. Khi hệ thống [[chữ Nôm]] được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của [[Nguyễn Trãi]], các tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm có tên ''[[Quốc âm thi tập]]'' ở thế kỷ 15, và kế tiếp là ''[[Chinh phụ ngâm]]'' của [[Đoàn Thị Điểm]], các bài thơ của [[Hồ Xuân Hương]] và đặc biệt là tác phẩm ''[[Truyện Kiều]]'' của [[Nguyễn Du]].
Hàng 104 ⟶ 103:
Nền nghệ thuật Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam.
 
Bắt đầu sớm nhất với [[kiến trúc]] dân gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt [[trống đồng Đông Sơn]] vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, trải qua thời [[bắc thuộc]] kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc, từ thế kỷ 10 khi dành được độc lập kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, [[Chăm Pa]]. Các công trình của Việt Nam quy mô thường không lớn, nhưng thường là sự kết hợp hài hoà giữa công trình chính và cảnh quan xung quanh, đặc biệt là sử dụng hồ, ao, sông ngòi để điều tiết khí hậu và tạo cảnh quan. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của [[thực dân Pháp]], kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của [[phương Tây]], nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay ở các đô thị, đặc biệt là tại [[Hà Nội]] đã để lại một sắc thái kiến trúc đẹp và độc đáo<ref>Các khía cạnh văn hóa Việt Nam, name="Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006<"/ref>
 
Nền Mỹ thuật bắt đầu với [[điêu khắc]] cổ được thể hiện trên mặt trống Đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt, trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê qua các công trình tôn giáo và cung điện các vương triều. Bên cạnh các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của [[người Chăm]] và [[người Khmer]] Nam Bộ. [[Hội họa]] xuất hiện muộn hơn với dòng [[tranh dân gian Việt Nam]], gồm [[tranh lụa]], [[tranh tết]], [[tranh Đông Hồ]]. Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.