Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Trung–Nhật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
câu này ở phía sau trong bài
Dòng 65:
Năm 1915, Nhật đưa ra [[21 yêu sách]] nhằm tăng cường quyền lợi chính trị và thương mại ở Trung Quốc.<ref>Hoyt, Edwin P., Japan's War: The Great Pacific Conflict, tr.45</ref> Tiếp sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]], Nhật giành lấy khu vực ảnh hưởng của Đế quốc Đức ở [[Sơn Đông]].<ref>Palmer and Colton, A History of Modern World, tr.725</ref> Trung Quốc dưới thời [[chính phủ Bắc Dương]] còn bị chia cắt không thể chống lại sự xâm nhập của nước ngoài cho đến Chiến tranh [[Bắc phạt]] năm 1926 - 1928, do [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Trung Quốc Quốc dân đảng]] đối lập ở [[Quảng Châu]] tiến hành.<ref>Taylor, Jay, tr.57</ref>
 
Ngày 18-9-1931, Nhật bắt đầu xâm lược Đông bắc Trung Quốc. Chính quyền Tưởng Giới Thạch chủ trương không kháng cự, nên chỉ trong vòng vài tháng toàn bộ vùng Mãn Châu (Đông bắc Trung Quốc) rộng lớn đã rơi vào tay Nhật. Sau đó, tháng 1/1932, Nhật tấn công Thượng Hải. Năm 1933, Nhật chiếm [[Nhiệt Hà]] và miền bắc Sát Cáp Nhĩ; năm 1935, chiếm miền đông bắc tỉnh Hà Bắc.
Sau khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc, chính phủ Quốc dân đảng của [[Tưởng Giới Thạch]] vẫn dồn sức tiêu diệt [[Đảng cộng sản Trung Quốc]] chứ không lo chống Nhật. Ngày 4/12/1936, 2 tướng của Quốc dân đảng là [[Trương Học Lương]] và [[Dương Hổ Thành]] được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của Đảng cộng sản tại [[Diên An]]. Do ủng hộ phong trào kháng chiến chống Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12, hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống Nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ ''"hàng Nhật chống Cộng"'' của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về [[Tây An]] tống giam, đó chính là [[Sự biến Tây An]]. Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã phải đồng ý hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để kháng chiến chống Nhật.
 
Ngày l-8-1935, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lời kêu gọi ''“đình chỉ nội chiến, đoàn kết chống Nhật”'', được nhân dân hưởng ứng. Phong trào biểu tình thị uy chống Nhật lan rộng khắp trong nước. Từ tháng 5/1936, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị Quốc dân đảng đình chiến, hợp tác thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Tuy nhiên, chính phủ Quốc dân đảng của [[Tưởng Giới Thạch]] vẫn dồn sức tiêu diệt [[Đảng cộng sản Trung Quốc]] chứ không lo chống Nhật.
 
Sau khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc, chính phủ Quốc dân đảng của [[Tưởng Giới Thạch]] vẫn dồn sức tiêu diệt [[Đảng cộng sản Trung Quốc]] chứ không lo chống Nhật. Ngày 4/12/1936, 2 tướng của Quốc dân đảng là [[Trương Học Lương]] và [[Dương Hổ Thành]] được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của Đảng cộng sản tại [[Diên An]]. Do ủng hộ phong trào kháng chiến chống Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12, hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống Nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ ''"hàng Nhật chống Cộng"'' của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về [[Tây An]] tống giam, đó chính là [[Sự biến Tây An]]. Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã phải đồng ý hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để kháng chiến chống Nhật.
 
Ngày 7-7-1937, quân đội Nhật tấn công bất ngờ vào Lư Câu Kiều ở ngoại ô phía nam Bắc Bình ([[Bắc Kinh]]). Không đầy một tháng sau vụ Lư Cầu Kiều, Bắc Kinh, Thiên Tân đều rơi vào tay Nhật. Đến tháng 3-1938, Hoa Bắc bị chiếm gần hết. Ở Hoa Trung, tháng 11-1937, Nhật chiếm Thượng Hải; tháng 12 chiếm Nam Kinh. Đến tháng 10-1938, Vũ Hán, Quảng Châu đều rơi vào tay Nhật.
 
Trong 8 năm chiến tranh, quân đội Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành nhiều trận đánh với Nhật và chịu tổn thất lớn trước một đạo quân trang bị tốt hơn của Nhật Bản, tuy nhiên chiến thuật du kích của họ cũng phát huy hiệu quả khiến quân Nhật sa lầy. Để tỏ thiện chí hợp tác, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cử một phần lực lượng tới trợ giúp cho hàng ngũ của Quốc dân đảng (xem [[Tân Tứ quân]] và [[Sư đoàn Cộng sản của Quân đội Cách mạng Quốc dân]]). Hai bên thỏa thuận đơn vị này được Quốc dân đảng cho mang huy hiệu giống binh sĩ của họ để được di chuyển trong cùng do Quốc dân đảng kiểm soát, nhưng công tác chỉ huy thì vẫn do Đảng Cộng sản nắm giữ.