Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiểm Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thời Tần: stub sorting, replaced: nhà Tần → Nhà Tần using AWB
Dòng 45:
=== Văn minh Thượng cổ ===
[[Tập tin:A-Tomb of Emperor Huangdi in Shaanxi.jpg|nhỏ|trái|Lăng mộ và tế đình tại [[Hoàng Đế lăng]] ở [[Hoàng Lăng]], [[Diên An]]]]
Khu vực Thiểm Bắc thuộc vùng trung thượng du [[Hoàng Hà]], khu vực phía nam Tần Lĩnh thuộc vùng thượng du [[Trường Giang]], [[Quan Trung]] là những vùng phát địa quan trọng của nền văn minh Trung Hoa. Theo phân kỳ khảo cổ, khu vực Quan Trung từ xưa đã có các hoạt động của [[người Lam Điền]] (蓝田人, Homo erectus lantianensis). Trong các di chỉ [[thời đại đồ đá mới]], có niên đại sớm nhất là thuộc về [[văn hóa Lão Quan Đài]] (khoảng 6000 TCN-5000 TCN), kế tiếp là thuộc [[văn hóa Ngưỡng Thiều]] (khoảng 5000 TCN-3000 TCN) nổi tiếng, sau đó là [[văn hóa Long Sơn]] (khoảng 3000 TCN-2000 TCN).
 
Về mặt [[truyền thuyết]], Thiểm Tây thời Thượng Cổ là đất Ung châu, là đất phát nguyên và đất an táng của [[Thần Nông|Viêm Đế]] và [[Hoàng Đế]], mà theo [[Quốc ngữ (sách)|Quốc ngữ]] thì Viêm Đế và Hoàng Đế đều là hậu duệ của [[Thiếu Điển]]. Đồng thời trên địa bàn Thiểm Tây còn có Hoa Tư cổ quốc hoặc Hoa Tư thị ở khu vực Lam Điền của Tây An ngày nay. Hoa Tư thị là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa, chữ Hoa Hạ và Trung Hoa bắt nguồn từ Hoa Tư thị (có thuyết nói là bắt nguồn từ [[Hoá Sơn]], cũng thuộc Thiểm Tây).<ref>[http://gb.cri.cn/9223/2006/03/20/1266@954809.htm 中华文化溯源:探寻神秘"华胥古国"]</ref>
Dòng 141:
Thời Đường, triều đình lập thêm cấp đạo trên các đơn vị châu (quận). Toàn lãnh thổ Đại Đường lúc đầu được chia thành 10 đạo, khi đó khu vực Quan Trung và Thiểm Bắc của Thiểm Tây ngày nay thuộc [[Quan Nội đạo]], Thiểm Nam thuộc địa giới của Sơn Nam đạo. Đến trung kỳ Nhà Đường, toàn quốc được chia thành 15 đạo, Thiểm Tây khi đó phân thuộc quyền quản lý của 4 đạo. Kinh Kỳ đạo tách khỏi Quan Nội đạo, quản lý khu vực ở phía nam của một đường từ [[Trường Vũ, Hàm Dương|Trường Vũ]] đến [[Hàn Thành, Vị Nam|Hàn Thành]], khu vực phía đông của [[Phượng Tường]], có trị sở đặt tại Trường An. Quan Nội đạo do quan ở kinh thành quản lý từ xa. Khu vực phía đông An Khang thuộc Sơn Nam Đông đạo, trị sở đặt tại [[Tương Dương, Hồ Bắc|Tương Phàn]] của [[Hồ Bắc]] ngày nay. Khu vực từ An Khang về phía tây thuộc về Sơn Nam Tây đạo, trị sở đạo này đặt tại [[Hán Trung]] ngày nay. Thời Đường, có ba phủ nằm trên địa phận Thiểm Tây ngày nay, đó là Kinh Triệu phủ (trị sở tại Trường An), Phượng Tường phủ (trị sở tại huyện Phường Tường ngày nay), Hưng Nguyên phủ (trị sở tại Hán Trung ngày nay).
 
Thời Đường là khoảng thời gian cực thịnh của Trung Quốc cổ đại, cũng là khoảng thời gian phồn vinh nhất của Thiểm Tây trong thời cổ. Thời Đường, theo sử sách Trung Quốc thì nhân khẩu Trường An ở lúc cao nhất đã vượt quá 1 triệu người, trong khi các ước tính hiện đại cho rằng trong thành nội có 800.000–1.000.000 người.<ref name="population">(a) Tertius Chandler, ''Four Thousand Years of Urban Growth: An Historical Census'', Lewiston, New York: The Edwin Mellen Press, 1987. ISBN 0-88946-207-0. (b) [[George Modelski]], ''World Cities: –3000 to 2000'', Washington, D.C.: FAROS 2000, 2003. ISBN 0-9676230-1-4.</ref> là thành thị lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Thủ công nghiệp trong thành Trường An rất phát triển. Năm 1970, tại thôn Hà Gia ở Tây An, đã phát hiện được hai cái vại được chôn giấu, có trên cả nghìn vật phẩm, trong đó có 270 đồ vật bằng vàng hay bạc, được chế tác rất tinh xảo. Thời Đường, sản xuất đồ sứ đã trở thành một ngành sản xuất độc lập, [[tam thải]] (三彩) là một loại sản phẩm mới của nền công nghiệp gốm sứ, gốm xanh Diệu châu của Thiểm Tây rất có danh tiếng, được tìm thấy nhiều khi khai quật các lăng hoàng tộc và mộ quý tộc đời Đường.
 
Năm 755, bắt đầu nổ ra [[loạn An Sử]]. Tháng 6 năm 756, quân [[An Lộc Sơn]] công phá [[Đồng Quan]], [[Đường Huyền Tông]] cùng thừa tướng [[Dương Quốc Trung]] hốt hoảng, cùng [[Dương Quý Phi]] với 1.000 cấm binh bỏ Trường An rút về đất Thục. Quân phản loạn của An Lộc Sơn sau khi vào Trường An, đã tiến hành đốt phá, giết người, cướp của bừa bãi trong suốt ba ngày đêm, thành Trường An trở nên trống rỗng. Tháng 9 năm 757, danh tướng [[Quách Tử Nghi]] (người Thiểm Tây) của Đường đã tái chiếm Trường An. Sau loạn An Sử, quốc thế Đại Đường dần dần suy giảm. Năm 881, [[Hoàng Sào]] dẫn quân [[loạn Hoàng Sào|khởi nghĩa nông dân]] đánh chiếm Trường An, tại Hàm Nguyên điện của Đại Minh cung, Hoàng Sào lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là "Đại Tề". Tháng 2 năm 883, quý tộc [[Sa Đà]] là [[Lý Khắc Dụng]] đã dẫn quân tiến vào Quan Trung, họ đánh bại tướng Hoàng Nghiệp của Hoàng Sào ở Thạch Đê cốc, đến tháng 3 lại đánh bại [[Triệu Chương]] và [[Thượng Nhượng]] ở Lương Điền Pha, đến tháng 4 thì Hoàng Sào phải đưa quân rút khỏi Trường An. Nhờ công lao của Lý Khắc Dụng, triều Đường đã lấy lại được Trường An, song đến năm 904, [[Hậu Lương Thái Tổ|Chu Ôn]] đã ép [[Đường Chiêu Tông]] phải thiên đô đến Lạc Dương.