Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tâm thần phân liệt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 28:
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms) , rối loạn tổ chức. Thuật ngữ triệu chứng dương tính  không phải chỉ những triệu chứng này có lợi hoặc có khả năng thích nghi với bệnh nhân. Ngược lại, những triệu chứng này có đặc điểm là sự hiện diện của  phản ứng khác thường (ví dụ như nghe những giọng nói không có thật – huyễn thính). Còn triệu chứng âm tính là chỉ về sự khuyết thiếu phản ứng đặc thù (ví dụ như cảm xúc, ngôn ngữ, động lực) mà đáng ra họ nên có.
 
=== ''<big>Triệu chứng dương tính (còn gọi là triệu chứng loạn tinh thần)</big>'' ===
Các giác quan cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng trong việc xác định chúng ta là ai, chúng ta đang làm cái gì, hay người khác đang nghĩ gì về chúng ta. Nhiều người mắc bệnh tâm thần phân liệt trải nghiệm sự thay đổi phức tạp hoặc đáng sợ về nhận thức. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính là ảo giác, hoặc trải nghiệm của giác quan không đến từ kích thích thật sự. Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng huyễn thính – nghe thấy giọng nói không có thật. Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ. Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau.
 
Tuy nhiên, ảo giác phải được phân biệt với lỗi nhận thức xảy ra trong giây lát mà nhiều người mắc phải. Bạn có từng đi trên đường và dường như nghe thấy tiếng ai đó gọi bạn, và khi bạn quay lại thì không có ai cả? Chắc hẳn bạn sẽ tự nhủ với mình, “Là do mình tưởng tượng ra thôi”. Nhưng ảo giác thì trái ngược lại, nó tấn công vào tâm trí bệnh nhân rất thật, khiến cho thực sự trải nghiệm, thực sự thấy được dù rằng thực tế thì không.
 
==== ''<big>Hoang tưởng:</big>'' ====
Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng, hoặc có những niềm tin đặc thù kỳ quái dù cho nó có lố bịch thế nào đi chăng nữa. Trong những trường hợp tệ nhất, bệnh nhân cố hết sức và khăng khăng bảo vệ niềm tin ảo tưởng của mình mặc cho những bằng chứng trái ngược hiện ra ngay trước mắt. Lo lắng là một đặc tính khác của ảo tưởng. Trong chu kỳ loạn tinh thần cấp tính,  người bệnh không thể nào ngưng suy nghĩ về những niềm tin không thật đó. Và cuối cùng, bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng có thể không quan tâm hoặc suy nghĩ về những phương diện mà người khác đưa ra về niềm tin của họ.
 
Mặc dù hoang tưởng có nhiều loại nhưng đa số thì nó thuộc về dạng cá nhân. Những niềm tin này không được chia sẻ với người thân trong gia đình hoặc cộng đồng. Những hoang tuởng thông thường mà bệnh nhân có bao gồm suy nghĩ được đưa vào trong não họ, người khác có thể đọc được suy nghĩ của họ hay bệnh nhân bị điều khiển bởi sức mạnh siêu nhiên huyền bí nào đấy. Những niềm tin này là những mảnh rời rạc và không gắn kết tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh xuyên suốt nhận thức, không được bệnh nhân diễn tả thường xuyên.
 
=== '''''Triệu<big>Ảo chứng âm tínhgiác:</big>''''' ===
 
Ảo giác là tri giác không có đối tượng. Ảo giác có thể ở bất kỳ giác quan nào (ví dụ ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo xúc, ảo vị giác) nhưng ảo thanh là hay gặp nhất và có giá trị chẩn đoán cao cho tâm thần phân liệt.
 
- Ảo thanh có ở 60-70% số bệnh nhân tâm thần phân liệt. Bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói không có thật, nhưng được bệnh nhân cho là thật. Chúng thường được chia làm ảo thanh thật và ảo thanh giả.
 
Nội dung của ảo thanh có thể rất khác nhau, căn cứ vào nội dung người ta chia làm các loại ảo thanh sau:
 
+ Ảo thanh bình phẩm là tiếng người khen hoặc chê bai bệnh nhân nhưng xúc phạm hoặc đe dọa bệnh nhân là hay gặp nhất.
 
+ Ảo thanh xui khiến, ra lệnh: là tiếng nói xui khiến hoặc ra lệnh cho bệnh nhân phải làm một việc gì đó. Thông thường, bệnh nhân không thể cưỡng lại các mệnh lệnh của ảo thanh đưa ra.
 
+ Ảo thanh là tiếng người trò chuyện với bệnh nhân: bệnh nhân nói chuyện với ảo thanh (giống như ta nói chuyện qua điện thoại) mà người ngoài có thể thấy bệnh nhân nói chuyện một mình to thành tiếng.
 
+ Ảo thanh là 2 hay nhiều giọng nói đối thoại với nhau hoặc giọng nói bình phẩm về ý nghĩ và hành vi của bệnh nhân.
 
- Ảo thị giác: là những hình ảnh không có thật nhưng được bệnh nhân nkinf thấy  như  thật. Ảo thị giác gặp ở 10% số bệnh nhân tâm thần phân liệt, chúng ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh tâm thần phân liệt hơn ảo thanh. Các ảo thị có thể có nội dung dễ chịu, vui vẻ; tuy nhiên, các ảo thị thường là các hình ảnh ghê sợ khiến bệnh nhân rất lo lắng và sợ hãi. Bệnh nhân có thể có các hành vi nguy hiểm như đánh người, tự sát do sự chi phối của ảo thị.
 
- Ảo xúc giác: ít gặp trong tâm thần phân liệt và ít có giá trị chẩn đoán cho bệnh này. Bệnh nhân có cảm giác có các con côn trùng bò dưới da, có con rắn đang bò trong dạ dày bệnh nhân.
 
'''''<big>Ngôn ngữ thanh xuân:</big>'''''
 
- Ngôn ngữ thanh xuân là một triệu chứng rất có giá trị chẩn đoán trong tâm thần phân liệt. Triệu chứng này thường chỉ gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân. Bệnh nhân có tư duy (lời nói) rất hỗn loạn, kỳ dị, khó hiểu.
 
'''''<big>Hành vi thanh xuân:</big>'''''
 
- Hành vi thanh xuân là rối loạn hành vi nặng, rất có giá trị chẩn đoán cho tâm thần phân liệt. Triệu chứng này hay gặp trong tâm thần phân liệt thể thanh xuân và thể không biệt định.
 
- Các hành vi này có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích động. Các hành vi này thường là rất lố lăng, hời hợt, kỳ dị, khó hiểu.
 
'''''<big>Hành vi căng trương lực:</big>'''''
 
Hành vi căng trương lực bao gồm:
 
- Sững sờ căng trương lực: là sự giảm sút rõ ràng các phản ứng lại mọi tác động của môi trường. Một số trường hợp đạt đến mức độ vô thức quá mức, bệnh nhân giữ ở một tư thế rất lâu.
 
- Kích động căng trương lực: là kích động do căng trương lực cơ. Các kích động này rất lố lăng, kỳ quái nhưng chỉ xuất hiện trong không gian hẹp (trên giường, trong phòng) chứ không xảy ra trong không gian rộng như hưng cảm.
 
- Phủ định căng trương lực là bệnh nhân chống lại mọi tác động bên ngoài. Ví dụ: khi ta kéo tay bệnh nhân ra thì bệnh nhân co tay chống lại.
 
- Uốn sáp căng trương lực là bệnh nhân giữ lâu ở một số vị trí vô lý và kỳ lạ (ví dụ: khi ta đưa tay bệnh nhân lên đầu làm tư thế chào, bệnh nhân sẽ giữ nguyên tư thế đó hàng tiếng đồng hồ). Trong lâm sàng, người ta thường làm nghiệm pháp gối không khí, bệnh nhân có thể giữ đầu ở tư thế không chạm xuống giường trong nhiều chục phút.
 
- Nếu tình trạng căng trương lực quá nặng, bệnh nhân sẽ  không đáp ứng với các kích thích bên ngoài mà chỉ nằm im một chỗ.
 
==='''''<big>Triệu chứng âm tính</big>'''''===
Triệu chứng tiêu cực là sự khuyết thiếu những phản ứng đặc thù về cảm xúc, ngôn ngữ hay động lực. Và bởi vì thế, ban đầu nó thường rất khó thấy và khó phát hiện hơn triệu chứng tích cực. Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng tích cực vì triệu chứng tích cực biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần.
 
Một trong những triệu chứng điển hình của dạng tiêu cực chính là người bệnh không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào, được gọi là “Diễn đạt cảm xúc bị giảm thiểu” (diminished emotional experssion) hoặc “hiệu ứng cảm xúc cùn mòn” (blunted affect). Bệnh nhân với chứng này thường không thể hiện bất kỳ dấu hiện cảm xúc hay suy nghĩ. Họ không vui cũng chẳng buồn, và có vẻ thờ ơ với môi trường chung quanh. Gương mặt họ vô cảm và lãnh đạm. Giọng nói không có nhịp điệu lên xuống – cáiCái thể hiện cảm xúc của người nói. Những tình huống sự kiện diễn ra xung quanh chẳng có nghĩa gì với họ cả. Họ có thể hoàn toàn không quan tâm đến bản thân  và những người xung quanh.
 
Một dạng khác của sự thiếu hụt cảm xúc chính là không thể cảm nhận được khoái lạc. Trong khi sự khuyết thiếu cảm xúc là chỉ về sự thiếu hụt phản ứng bề ngoài, còn không thể cảm nhận được khoái lại là kiểu thiếu hụt những cảm giác tích cực. Người mắc triệu chứng này không hề cảm thấy hứng thú với bất kỳ hoạt động cơ thể và mối quan hệ xã hội nào. Họ không tìm được niềm vui trong đó. Đồng thời, họ cũng có thể đánh mất đi vị giác và xúc giác của mình.
Hàng 54 ⟶ 98:
Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức (disorganized speech). Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả. Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường. Triệu chứng này cũng được gọi là “rối loạn suy nghĩ”. Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục.
 
==== ''<big>Chuyển động cơ thể bất thường</big>'' ====
Người mắc bệnh tâm thần phân liệt còn bị cứng chi hay cứng cơ dẫn đến di chuyển không được bình thường. Trong những trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể giữ nguyên tư thế bất thường, cứng ngắc khi đứng hoặc khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Ví dụ, một số bệnh nhân sẽ nằm thẳng lưng nhưng gồng người lại, đầu nâng lên một chút như thể họ đang gối đầu vậy. Người bệnh mắc chứng này thường không chịu đổi tư thế khác dù cho giữ nguyên tư thế này sẽ khiến họ cực kỳ khó chịu và đau đớn.