Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sokrates”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
Sokrates đã sống trong thời kỳ thịnh vượng của [[thành bang]] [[Athena]] cho đến lúc nó suy tàn bởi người [[Sparta]] và [[liên minh]] của nó trong cuộc chiến tranh [[Peloponnesus]]. Trong lúc Athena tìm kiếm sự ổn định và phục hồi từ thất bại ê chề, nền [[cộng hòa]] [[dân chủ chủ nô]] của Athen bị nghi ngờ là làm suy yếu sự lãnh đạo của [[nhà nước]]. Sokrates xuất hiện để chỉ trích [[thể chế dân chủ]], và một vài [[học giả]] giải thích rằng việc xét xử ông là biểu hiện của sự [[đấu tranh chính trị]].
 
Mặc dù luôn thể hiện sự trung thành đến chết với thành bang, song việc Sokrates theo đuổi đến cùng lẽ phải và đức hạnh của ông đã mâu thuẫn với chiều hướng chính trị và xã hội đương thời của Athena. Ông ca ngợi Sparta, chê bai Athena, trực tiếp và gián tiếp trong nhiều cuộc [[đối thoại (định hướng)|đối thoại]]. Nhưng có lẽ hầu hết các sử liệu xác thực đều cho thấy sự [[đối lập]] của Sokrates với thành bang là ở [[quan điểm]] chỉ trích xã hội và [[luân lý]] của ông. Thích bảo vệ sự nguyên trạng hơn là chấp nhận phát triển sự phi đạo đức. Trong lĩnh vực của mình Sokrates cố gắng phá vỡ quan niệm lâu đời "chân lý thuộc về kẻ mạnh" rất thông dụng ở [[Hy Lạp]] lúc bấy giờ. Platon cho Sokrates là "ruồi trâu" của nhà nước (như một con ruồi châm chích con trâu, Sokrates châm chọc [[Athena]].). Quá đà hơn ông chọc giận các nhà quản lý với ý kiến đòi xem xét các phán quyết toà án và các quyết định. Cố gắng của ông để tăng cường ý thức của tòa án Athena có lẽ là nguồn cơn cho việc hành hình ông.
 
[[Tập tin:Vatsoc.jpg|trái|nhỏ|150px|Tượng Sokrates tại [[Bảo tàng Vatican]].]]