Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khmer Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Roteyu (thảo luận | đóng góp)
Roteyu (thảo luận | đóng góp)
Dòng 168:
Khi Pol Pot giành được quyền lực họ tập trung vào ý tưởng thành lập một xã hội nông nghiệp thuần khiết. [[Pol Pot]] ảnh hưởng mạnh tới việc tuyên truyền chính sách này. Mọi người tin rằng ông ta bị ảnh hưởng bởi cách sống của các bộ tộc vùng rừng núi đông bắc. Ông đánh giá cao cách họ sống "không có Phật giáo, tiền bạc hay giáo dục" và quyết định rằng đây là một cách thức tốt để người dân Campuchia bắt đầu sống. Ông muốn các định chế xã hội phải bị xóa bỏ và thiết lập xã hội toàn nông nghiệp. Đây là cách để ông "[tạo ra] một xã hội Cộng sản hoàn toàn mà không lãng phí thời gian cho các bước trung gian" như Khmer Đỏ nói với Trung Quốc năm 1975.<ref name="Fletcher, Dan. A BRIEF HISTORY OF The Khmer Rouge. TIMEWORLD. 2/17/2009: n. page. Web. 1 Nov. 2011."> {{chú thích báo| url=http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1879785,00.html | work=Time | first=Dan | last=Fletcher | title=The Khmer Rouge | date=ngày 17 tháng 2 năm 2009}}</ref> Trong suốt thời gian cầm quyền, Khmer Đỏ đã xây dựng xã hội theo mô hình "Công xã nhân dân" rập khuôn của [[Mao Trạch Đông]] ở [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], cùng với khẩu hiệu "thanh lọc dân tộc" thực hiện cuộc tàn sát gần 2 triệu người Campuchia, mà nhiều người cho là diệt chủng man rợ, hoặc thanh lọc dân tộc ấu trĩ [[tả khuynh]]. Khmer Đỏ tiến hành một cuộc cải cách xã hội triệt để ở Campuchia với mục tiêu tạo ra một [[Chủ nghĩa Xã hội Nông nghiệp|xã hội cộng sản dựa trên nông nghiệp]] thuần túy.<ref name="Uwe Ewald">{{chú thích sách|last=Ewald |first=Uwe |editor=K. Turkovic|title=Ngược đãi trên diện rộng như một Nguồn tiềm năng của các hoạt động khủng bố |url=http://books.google.co.uk/books?id=iG_DEIY8QroC&pg=PA208&dq=Khmer+Rouge++agrarian-based&hl=en&ei=LTZCTLCjMcv44Ab_1JzDDg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1&ved=0CDIQ6AEwAA#v=onepage&q=Khmer%20Rouge%20%20agrarian-based&f=false|edition=Illustrated|date=ngày 7 tháng 12 năm 2006|publisher=IOS Press|isbn=978-1586036942|page=208}}</ref> Khmer Đỏ bắt buộc khoảng 2 triệu người từ các thành phố về nông thôn để làm việc trên các cánh đồng. Họ không chỉ buộc người dân phải rời bỏ nhà cửa, mà sau đó còn tước bỏ của mọi người các quyền căn bản bằng cách kiểm soát hoạt động của người dân, cách ăn mặc, người được nói chuyện, và nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống.
 
So với các đảng cộng sản khác đang nắm chính quyền thì đảng Cộng sản Campuchia khá non trẻ. Họ không có một quá trình phát triển lâu dài trước khi nắm chính quyền, không có những phân tích lý luận, thảo luận hay tranh luận với các khuynh hướng chính trị - tư tưởng khác tại Campuchia. Họ mau chóng nắm được chính quyền do Mỹ rút khỏi Đông Dương trong khi trình độ lý luận và kinh nghiệm chính trị của họ còn xa mới bằng trình độ của các đảng lớn khác khi giành được chính quyền. Tuy nhiên họ lại có tham vọng thực nghiệm những ý tưởng cải tạo xã hội đơn giản và cực đoan một cách quyết liệt và nhanh chóng bỏ qua mọi bước quá độ mà các đảng cộng sản khác trên thế giới đều từng trải qua khi cải cách xã hội. Khieu Samphan, người có bằng tiến sĩ kinh tế đồng thời là nhà tư tưởng của Khmer Đỏ, cho rằng cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo. ConÔng có quan điểm tương tự với triết gia [[Jean-Jacques Rousseau]] rằng con người vốn là tốt, nhưng đã bị nền văn minh làm cho hư hỏng; xã hội công nghiệp càng văn minh thì con người càng hư hỏng. Vì vậy chỉ cần một hệ thống xã hội thật đơn giản với một nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp, tự cung tự cấp để duy trì sự “trong sạch và lành mạnh” của con người dưới sự lãnh đạo của một nhóm nhỏ trí thức ưu tú. Nhóm ưu tú sẽ làm công việc suy nghĩ thay cho tất cả, quần chúng chỉ làm công việc lao động. Những ý tưởng này được ban lãnh đạo Khmer Đỏ áp dụng vội vã mà không đem ra thảo luận công khai, rộng rãi trong toàn đảng. Khi nắm quyền lực, Khmer Đỏ đã tiến hành một chương trình quyết liệt gồm việc cách ly đất nước khỏi ảnh hưởng từ nước ngoài, đóng cửa trường học, bệnh viện và nhà máy, xóa bỏ ngân hàng, tài chính và tiền tệ, đặt ra ngoài vòng pháp luật mọi tôn giáo, tịch thu tất cả [[tài sản tư nhân]] và tái bố trí nhân dân từ các khu đô thị về các [[nông trang hợp tác xã]] nơi có tình trạng cưỡng bức lao động trên diện rộng. Mục tiêu của chính sách này nhằm biến người dân Campuchia trở thành "Người Cổ" thông qua lao động nông nghiệp. Những hành động này dẫn tới những cái chết hàng loạt vì hành quyết, làm việc quá sức, ốm yếu và đói khát.
 
Những khẩu hiệu khác, ám chỉ tới [[Dân tộc Mới]], là: "''Giữ mày cũng không có lợi. Giết mày cũng chẳng thiệt gì''".<ref>{{chú thích sách |title=Le Cambodge |last=Crochet |first=Soizick |year=1997 |publisher=Karthala |location=Paris |isbn=2-86537-722-9 |url=http://books.google.fi/books/about/Le_Cambodge.html?id=EAAznFz3OoMC |accessdate = ngày 20 tháng 12 năm 2011}}</ref> Triết lý của Khmer Đỏ đã phát triển cùng với thời gian. Khmer Đỏ đã nỗ lực biến Campuchia thành một xã hội thuần nhất bằng cách tản cư hoàn toàn dân cư thành thị và buộc họ ("Người Mới") vào các [[hợp tác xã nông nghiệp|làng xã]] nông thôn. Toàn bộ dân số bị buộc phải trở thành những người nông dân trong các [[trại lao động]]. Tại Phnom Penh và các thành phố khác, Khmer Đỏ nói với [[dân chúng]] rằng họ sẽ chỉ bị chuyển đi "hai hay ba kilômét" ra ngoài thành phố và sẽ quay lại trong "hai hay ba ngày". Một số nhân chứng nói họ đã được ra lệnh di tản bởi "mối đe dọa từ những cuộc ném bom của Mỹ " và rằng họ không cần khóa cửa bởi Khmer Đỏ sẽ "chăm lo mọi thứ" cho tới khi họ quay lại. Đây không phải là những cuộc sơ tán dân thường đầu tiên của Khmer Đỏ. Những cuộc sơ tán tương tự mà dân chúng không được đem theo tài sản đã diễn ra ở mức độ nhỏ hơn ngay từ đầu thập niên 1970. Nghị quyết Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia ngày 15 tháng 10 năm 1975 nhận định: "''Đường lối di dân của chúng ta là quan trọng nhất sau ngày 17-4-1975. Làm việc này, chúng ta thủ tiêu được mọi lực lượng chống đối, làm chủ đất nước 100%.''"<ref>[http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/anhung-canh-dong-chet-20140104090553808.htm 'Những cánh đồng chết']</ref><ref>[http://119.15.167.94/qdndsite/vi-vn/61/43/phong-su/su-nghiep-quoc-te-cao-ca-cua-nhan-dan-viet-nam-trong-the-ky-xx/45633.html Sự nghiệp quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX ]</ref>