Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khmer Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Roteyu (thảo luận | đóng góp)
Roteyu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Trong thời gian cầm quyền, chính quyền Khmer Đỏ đã được hậu thuẫn bởi [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]], vì muốn cô lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn. Năm 1979, Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam lật đổ. Trong những năm sau đó, Khmer Đỏ cùng với ANS (một đảng bảo hoàng) và KPNLF (một đảng cánh hữu chống cộng) hợp lại thành một chính phủ gọi là ''"Liên minh chính phủ Kampuchea dân chủ"'' (CGDK), liên minh này tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền thân Việt [[Cộng hòa Nhân dân Campuchia]] của Hun Sen. Trong giai đoạn 1979-1988, [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] cùng với [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Thái Lan]], vào thời kì mặn nồng nhất của quan hệ Trung-Mỹ, đã cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và căn cứ để tiếp tế cũng như cung cấp nơi trú ẩn cho bính lính của Khmer Đỏ và sau đó là CGDK<ref name="autogenerated1b">Rowley, Kevin. 2004. [http://research.yale.edu/ycias/database/files/GS24.pdf "Second Life, Second Death: The Khmer Rouge After 1978".] {{webarchive|url=https://web.archive.org/web/20070614224951/http://research.yale.edu/ycias/database/files/GS24.pdf |date=June 14, 2007 }} In ''Genocide in Cambodia and Rwanda: New Perspectives'', ed. Susan E. Cook, New Haven: Yale University Center for International and Area Studies, pp. 201–225</ref>. [[Ben Kiernan]] tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã hỗ trợ Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam<ref name = "Kiernan 30">{{citation |mode=cs1 |last= Kiernan |first= Ben |authorlink= Ben Kiernan |date=April 2005 |chapter= The Cambodian Genocide and Imperial Culture |chapterurl= https://gsp.yale.edu/sites/default/files/files/KiernanCambodia30thAnniversaryEssay.doc |title= 90 Years of Denial |publisher= ''[[Aztag (daily)|Aztag Daily]]'' (Beirut) & ''[[Armenian Weekly]]'' (Boston) |pages= 20–21 |accessdate= 15 September 2012 }}</ref> tuy nhiên theo Nat Thayer thì viện trợ của Hoa Kỳ chủ yếu chỉ dành cho 2 đảng KPNLF và ANS (là hai đảng có tư tưởng bảo hoàng hoặc chống cộng cùng nằm trong liên minh CGDK với Khmer Đỏ)<ref>Nate Thayer, "Cambodia: Misperceptions and Peace," Washington Quarterly, Spring 1991.</ref>. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tây Âu, và khối [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|Asean]] đồng loạt phản đối hành động đưa quân vào Campuchia của Việt Nam, họ cho rằng đây là hành vi "xâm lược".<ref name="Haas">Haas, Michael (1991). Cambodia, Pol Pot, and the United States: The Faustian Pact. ABC-CLIO, pages 17, 28–29.</ref> Họ đòi Việt Nam rút quân và lực lượng [[Liên Hợp Quốc]] sẽ vào tiếp quản.<ref name="Haas"/> Việt Nam đề nghị rút quân để đổi lại một thỏa thuận chính trị nhằm đảm bảo Khmer Đỏ sẽ không quay trở lại nắm quyền lực, nhưng Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ coi điều này là không thể chấp nhận được, họ cho rằng Việt Nam không được phép hưởng lợi từ cuộc "xâm lược" này<ref name=Rowley/>
 
Theo BBC, Hoa Kỳ không muốn mang tiếng là giúp Pol Pot, nhưng họ đã thông qua Trung Quốc để làm điều đó, và Hoa Kỳ cũng giúp đỡ về ngoại giao bằng cách bỏ phiếu chấp thuận việc duy trì ghế của Kampuchea Dân chủ (của Pol Pot) ở Liên Hiệp Quốc. Cố vấn An ninh Quốc gia [[Zbigniew Brzezinski]] rất tự hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ tái xây dựng lực lượng <ref name=bbc>[https://www.bbc.com/vietnamese/world-46234452 Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?], 17 tháng 11 2018, BBC Tiếng Việt</ref>. Cũng theo BBC, tới năm 1985, [[CIA]] đã ngầm viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia thuộc liên minh CDGK (trong đó bao gồm cả Khmer Đỏ) lên tới 12 triệu USD mỗi năm để chống lại chính quyền thân Việt Nam của Hun Sen. Vào ngày 10 tháng 7 năm 1985, Hạ viện Hoa Kỳ đã chính thức thông qua một khoản viện trợ công khai về tài chính và quân sự trị giá 5 triệu USD dành cho "các nhóm kháng chiến phi cộng sản" ở Campuchia (tức KPNLF và ANS) để chống lại chính quyền Hun Sen, tuy nhiên với điều kiện đi kèm là khoản viện trợ này không được phép đến tay Khmer Đỏ<ref>''Cambodia Confounds the Peacemakers, 1979-1998'' MacAlister Brown, Joseph Jermiah Zasloff, p29</ref>. Năm 1989, chính quyền Mỹ đã cảnh báo Thái Lan nếu họ bỏ rơi các nhóm du kích CGDK để hợp tác với chính phủ mới tại Campuchia<ref name=bbc /> Tuy vậy, nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc. Andrew Mertha, từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được đã đến từ Trung Quốc<ref name=bbc>https://www.bbc.com/vietnamese/world-46234452</ref>.
 
Quan hệ giữa Việt Nam và khối [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|Asean]], đặc biệt là [[Thái Lan]], trong thời kỳ này rất căng thẳng<ref name="Haas"/> và trong nhiều trường hợp đứng bên bờ vực chiến tranh. Sau khi Việt Nam rút khỏi Campuchia vào năm 1991, quan hệ Việt Nam - [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|Asean]] dần được cải thiện và bình thường hóa. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.