Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khmer Issarak”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Roteyu (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
Vào thời điểm này, Việt Minh đã dẫn đầu một nỗ lực phối hợp để thúc đẩy Issarak chống chủ nghĩa thực dân và biến nó thành sự hỗ trợ cho cộng sản nói chung và cộng sản Việt Nam nói riêng. Điều đặc biệt là các trường hợp ở phía đông của đất nước, nơi mà các chi bộ du kích thường được chỉ huy bởi người Việt và các tân binh người Campuchia gia nhập lực lượng này thường xuyên tham dự các trường chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ở đó, họ được giảng dạy [[chủ nghĩa Marx-Lenin|chủ nghĩa Mác-Lênin]] và những ưu điểm của việc hợp tác với phía Việt Nam. Ở phía bên kia của đất nước, [[Sơn Ngọc Minh]] đã trở về từ Thái Lan với đầy vũ khí đủ để trang bị cho một đại đội khá lớn. Năm [[1947]], ông thành lập Uỷ ban Giải phóng Tây Nam Campuchia (điều này được đặc biệt lưu ý, bởi vì sau khi cuộc [[nội chiến]] [[1970]]-[[1975]] kết thúc, phía Tây Nam xuất hiện một lực lượng cộng sản có tổ chức và mạnh nhất ở Campuchia mà sẽ tạo thành cốt lõi chính cho sự ủng hộ Pol Pot). Cuối năm 1948, nhiều vùng miền của đất nước được đặt dưới sự kiểm soát hiệu quả của các tổ chức Issarak lớn mạnh.
 
Tuy nhiên, tới năm [[1949]], phong trào Issarak dưới hình thức này đã kết thúc: Pháp bắt đầu khai thác sự tham lam của một số nhà lãnh đạo Issarak bằng cách giao cho họ những vị trí trong chính quyền thuộc địa, trong khi những người khác thì tham gia tổ chức triệt để hơn. Ủy ban Giải phóng Dân tộc Khmer của Chhuon đã trục xuất [[Sieu Heng]] và phần lớn người cánh tả khác và đổi tên mới là [[Ủy ban Giải phóng Quốc gia Khmer]], với Hoàng thân Chantaraingsey là chỉ huy quân sự. [[Tou Samouth]] và một số người cánh tả khác tách ra thành lập [[Mặt trận Liên minh Issarak]], có sự tham gia sâu rộng của phía Việt Nam. Trong khoảng thời gian Chhuon sang Pháp thực hiện các cuộc hội đàm riêng biệt, đột nhiên Chantaraingsey quyết định rời khỏi Ủy ban Giải phóng Quốc gia Khmer và đứng vào hàng ngũ của một người cánh hữu là nhà dân tộc chủ nghĩa chống nền quân chủ Khmer, [[Sơn Ngọc Thành]], thủ lĩnh [[Khmer Tự do|Khmer Serei]] (''Khmer Tự Do'').
 
==Di sản==