Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Đát La Tư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
sửa lỗi chính tả.
Dòng 26:
Vào cuối những năm 740, Trung Hoa mở rộng ảnh hưởng đến Kabul và vùng Kashmir của Ấn Độ. Các cuộc xâm lược của Đạo hồi xuyên qua Ba Tư và Trung Á cùng với sự mở rộng về hướng tây của triều Đường dẫn tới tranh chấp giữa hai bên, mà kết cục là trận chiến tại sông Talas.
 
Chỉ huy quân Đường là [[Cao Tiên Chi]], người đã thành công trong các trận chiến tại khu vực Gilgit và Ferghana. Quân Hồi giáo được dẫn dắt bởi Ziyad ibn Salih, một người Hồi giáo Ba Tư, với khoảng 40, 000 chiến binh ghazi. Khi quân đội Ả Rập tiến từ phía nam về phía sông Talas, Cao Tiên Chi đã quyết định tiến về phía Aulie- Ata trên sông Talas với mười vạn quân gồm kỵ binh và bộ binh.
 
== Diễn biến ==
 
Ngày 10 tháng 7 năm 751, hai bên gặp nhau tại Aulie-Ata (trên bờ sông Talas). Kỵ binh Trung Hoa thoạt tiên có vẻ chiếm ưu thế trước kỵ binh Ả Rập, nhưng người Ả Rập đã thoả thuận trước với lính đánh thuê người Turk trong hàng ngũ quân đội Trung Hoa. Bộ tộc Karluk được hứa hẹn bằng vật chất và tự do để đổi lấy việc cải sang Hồi giáo và phản bội những người chủ Trung Hoa của họ. Người Karluk, nuôi sẵn ý định thoát khỏi lệ thuộc vào nhà ĐườnbĐường, chớp lấy cơ hội này.
 
Trong lúc trận đánh đang diễn ra, người Karluk đã mở một khoảng trống trong hàng ngũ của mình, cho phép người Ả Rập xâm nhập vào, giúp họ bao vây và tiêu diệt một phần quân ĐườnbĐường. Các xạ thủ bắn cung Karluk đã bao vây đoàn hậu quân chở quân lương Trungquân HoaĐường.
 
Quân Đường bắt đầu bỏ chạy khiến trung quân tan rã, nhanh chóng bị các đợt tấn công của kỵ binh nặng Ả Rập phá vỡ. Ở phia sau, quân Karluk cướp bóc tất cả những gì có thể và rút về thảo nguyên.