Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Suzuki Shigeyasu”

Là một trung tướng Lục quân Đế quốc Nhật Bản tham gia giai đầu của Chiến tranh Trung-Nhật
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Iscalio (thảo luận | đóng góp)
Trang mới: “{{tên người Nhật|Suzuki}} {{tiểu sử quân nhân |tên= Suzuki Shigiyasu |lived=1 tháng 9, 1886 – {{ngày mất và tuổi|1957|6|11|1886|9|1}} |…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 15:04, ngày 22 tháng 5 năm 2011

Suzuki Shigiyasu (鈴木 重康, sinh ngày 01 tháng 9 năm 1886 mất ngày 11 tháng 6 năm 1957), là một trung tướng trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản tham gia giai đầu của Chiến tranh Trung-Nhật. Người em của ông, Suzuki Minoruthiếu tướng trong Quân đoàn Quân y Hoàng gia Nhật Bản.

Suzuki Shigiyasu
Suzuki Sosaku
SinhIshikawa, Nhật Bản
Thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Quân chủngĐế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1912 -1945
Quân hàmTrung tướng
Tham chiếnChiến tranh Trung-Nhật
Chiến tranh thế giới thứ hai
Trận Bắc Kinh-Thiên Tân
Chiến dịch Chahar
Trận Thái Nguyên

Tiểu sử

Sinh ra ở tỉnh Ishikawa, Suzuki tốt nghiệp khóa 17 Trường Sĩ quan Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) năm 1905 và làm ở Trung đoàn Bộ binh 35. Năm 1912, tốt nghiệp khóa 24 Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản) ông làm sĩ quan cư trú tại Nga từ năm 1916- 1918, chứng kiến nhiều sự kiện như cuộc Cách mạng Nga (1917) và sự lật đổ triều đại Romanov. Sau khi trở về Nhật Bản, ông làm tham mưu trưởng Sư đoàn Thanh kiếm.

Năm 1924, ông làm tại Bộ Tổng Tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Năm 1927, ông thuộc Trung đoàn 34 của Sư đoàn May mắn. Năm 1928, ông làm tùy viên quân sự tại Ba Lan và năm sau ông làm tùy viên quân sự ở Latvia. Năm 1930, ông trở lại Bộ Tổng, ông đứng đầu Cục 2 (diễn tập), Phòng 1 cho đến năm 1931.

Từ năm 1931- 1932, ông chỉ huy Trung đoàn Vệ binh Hoàng gia 1, sau đó ông được thăng chức thiếu tướng.

Từ năm 1932- 1934, ông giảng dạy ở trường Đại học Lục quân (Đế quốc Nhật Bản).

Từ năm 1934- 1935, ông đứng đầu Phòng 4 Bộ Tổng Tham mưu và đứng đầu phòng 1 (Chiến dịch) từ năm 1935- 1936.

Với sự bùng nổ chiến tranh Trung-Nhật, Suzuki được thăng trung tướng và nhậnh lệnh chỉ huy Lữ đoàn Hỗn hợp Độc lập 11. Trong tháng 8 năm 1937, ông tham gia trận Bắc Kinh-Thiên Tân, chiến dịch Chahartrận Thái Nguyên. Năm 1937, ông được triệu về Nhật Bản làm hiệu trưởng trường Chiến tranh Hóa học, cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 1938.

Sau khi nghĩ hưu, Suzuki tham gia tích cực sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp ô tô Nhật, cho đến khi ông mất vào năm 1957.

Tham khảo

Sách

  • Dupuy, Trevor N. (2006). The Harper Encyclopedia of Military Biography. New York: HarperCollins Publishers. ISBN 0-7858-0437-4. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)

Liên kết ngoài