Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Thông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 18:
 
==Cậy sủng tranh quyền==
Mùa đông năm thứ 4 (1525), việc biên soạn ''Đại lễ tập nghị'' hoàn thành, Thông được tiến làm Chiêm sự kiêm Hàn Lâm học sĩ. Sau đó triều thần bàn luận về Thế miếu thần đạo <ref>Thần đạo (神道) là con đường dẫn vào công trình (đền miếu, lăng mộ,...), ở đầu đường có trụ đá làm tiêu</ref>, miếu nhạc, Vũ vũ <ref>Vũ vũ (武舞) là điệu múa được biểu diễn trước các đại điển của triều đình (lễ tế, tiệc tùng,...), được cho là [[Đại Vũ]] sáng tạo ra; nội dung ca tụng võ công của nhà thống trị, dụng cụ biểu diễn thường là rìu và thuẫn</ref>,... cho đến việc Thái hậu viếng miếu, Gia Tĩnh đế đều cậy vào lời của Thông mà quyết định. Thông lượm lặt sách vở, bẻ cong nghĩa lý sao cho vừa ý Gia Tĩnh đế, khiến đế càng coi trọng ông. Thông gấp giành quyền lực, cho rằng mình bị Đại học sĩ [[Phí Hoành]] ức chế, bèn cùng Quế Ngạc liên kết dâng chương công kích ông ta; nhưng Gia Tĩnh đế biết lòng dạ của Thông, bèn giữ Hoành ở lại.
 
Tháng 7 ÂL năm thứ 5 (1526), Thông xin về thăm mộ. Sau khi trở lại, Thông được dùng làm Binh bộ Hữu thị lang, kiêm quan như cũ. Cấp sự trung [[Đỗ Đồng]], [[Dương Ngôn]], [[Triệu Đình Thụy]] liên tiếp dâng chương nói xấu Thông, còn hặc Lại bộ thượng thư [[Liêu Kỷ]] tiến dẫn ngườikẻ gian; Gia Tĩnh đế giận, trách mắng họ. Bọn lưỡngLưỡng kinh Cấp sự ngự sử [[Giải Nhất Quán]], [[Trương Lục]], [[Phương Kỷ Đạt]], [[Đái Kế Tiên]] liên tiếp dâng chương bàn luận không thôi, đế đều không nghe. Ít lâu đế tiến Thông làm Tả thị lang, ông bèn cùng Quế Ngạc tiếp tục công kích Phí Hoành.
 
Tháng 2 ÂL năm sau (1527), [[Vương Bang Kỳ]] vu cáo bọn [[Dương Đình Hòa]], dấy lên trận phong ba mới trong triều đình, khiến Phí Hoành và [[Thạch Phữu]] chịu bãi chức trong cùng một ngày.