Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
n replaced: : → : using AWB
Dòng 29:
| hoàng tộc = [[Nhà Đường]]
| kiểu tên đầy đủ = Tên húy
| tên đầy đủ = Lý Trị (李治)<br>Tự : Vi Thiện (为善)
| vợ = [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Phế hoàng hậu]] Vương thị<br>[[Võ Tắc Thiên|Tắc Thiên hoàng hậu]] Võ thị<br>[[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)|Phế Thục phi]] Tiêu thị
| con cái = </small>
Dòng 115:
Năm [[652]], triều đình xảy ra việc [[công chúa Cao Dương|Cao Dương công chúa]], chị của Đường Cao Tông, liên kết với chồng là [[Phòng Di Ái]], con trai [[Phòng Huyền Linh]], âm mưu lập Kinh vương [[Lý Nguyên Cảnh]] (con thứ của [[Đường Cao Tổ]]) lên làm Hoàng đế. Phò mã đô úy [[Sài Lệnh Vũ|Sài Lệnh Võ]] và [[Tiết Vạn Triệt]] hợp mưu vào chuyện này. Cuối năm [[652]], việc mưu phản bị [[Trưởng Tôn Vô Kị]] phát giác. Vô Kị vốn ghen ghét [[Lý Khác (Ngô vương)|Ngô vương Lý Khác]], bèn xúi Phòng Di Ái tố cáo Lý Khác có dự vào chuyện này để nhân đó trừ đi. Di Ái bị Vô Kị lừa gạt, cho rằng nếu khai gian như thế sẽ được miễn chết, nên nhận lời.
 
[[Tháng 2]] năm [[653]], quần thần dâng tấu xin chém đầu [[Phòng Di Ái]], [[Tiết Vạn Triệt]] và [[Tào Lệnh Vũ|Tào Lệnh Võ]], đồng thần xin ban rượu độc cho hai [[công chúa Cao Dương|Cao Dương công chúa]], [[Ba Lăng công chúa]] cùng Kinh vương Cảnh, [[Lý Khác (Ngô vương)|Ngô vương Khác]]<ref>[[Cựu Đường thư]], quyển 76, liệt truyện quyển 26</ref><ref>[[Tân Đường thư]], quyển 80</ref>. [[Đường Cao Tông]] vốn không nỡ ra lệnh, nhưng Binh bộ thượng thư [[Thôi Đôn]] lấy luật pháp bức ép khién ông phải nghe theo. Em cùng mẹ với Lý Khác là Thục vương [[Lý Âm]] bị phế làm thứ nhân, [[Phòng Di Trực]] (con trưởng của [[Phòng Huyền Linh]]) bị đày ra [[Xuân Châu]]. Trong triều, Giang Hạ vương [[Lý Đạo Tông]] và Phò mã đô úy [[Chấp Thất Tư Lực]] dâng sớ tố cáo Trưởng Tôn Vô Kị và Chử Toại Lương, đều bị xử tội. Từ đó, quyền lực của Trưởng Tôn Vô Kị ngày càng to, lấn át triều đình. Cao Tông sợ thế Vô Kị, phải mời [[Chử Toại Lương]] về triều, phục lại chức cũ.
 
Tháng 10 năm [[653]], nữ tử ở Mục Châu là [[Trần Thạc Trinh]] khởi binh chống [[nhà Đường]], tự xưng ''Văn Giai hoàng đế''. Cao Tông cử quân đánh dẹp và bình định được.
Dòng 121:
=== Thay ngôi Hoàng hậu và Hoàng thái tử ===
[[Tập tin:A Tang Dynasty Empress Wu Zetian.JPG|nhỏ|330px|phải|Võ hoàng hậu]]
Từ khi còn làm Hoàng thái tử, Cao Tông đã yêu mến [[Võ Tắc Thiên|Võ tài nhân]] của Đường Thái Tông. Sau khi [[Đường Thái Tông|Thái Tông]] hoàng đế qua đời, các cung nhân bị bức phải vào tu ở [[chùa Cảm Nghiệp]]. Khi [[Đường Cao Tông|Cao Tông]] đến thăm chùa, thấy [[Võ Tắc Thiên|Võ Tài nhân]] thì tình xưa trỗi dậy, có ý rước về. [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Vương hoàng hậu]] trong cung ghen ghét [[Tiêu thục phi (Đường Cao Tông)|Tiêu thục phi]], muốn mượn tay [[Võ Tắc Thiên|Võ thị]] giành lấy sự sủng ái của [[Tiêu Thục phi|Thục phi]], bèn bảo [[Võ Tắc Thiên|Võ thị]] để tóc dài, sau đó xin [[Đường Cao Tông|Cao Tông]] cho rước về cung. [[Đường Cao Tông|Cao Tông]] vốn đã sẵn có ý muốn này, nên chuẩn y.
 
[[Võ Tắc Thiên|Võ Tài nhân]] vốn gian manh xảo quyệt; từ khi vào cung ra sức lấy lòng [[Đường Cao Tông|Cao Tông]] và [[Vương hoàng hậu (Đường Cao Tông)|Vương hoàng hậu]]<ref name="Tư trị thông giám, quyển 199"/>. [[Đường Cao Tông|Cao Tông]] cũng hết mực sủng ái bà ta, do thế mà [[Tiêu Thục phi|Tiêu thục phi]] thất sủng, nhiều lần nói xấu [[Võ Tắc Thiên|Võ thị]] trước mặt Cao Tông, nhưng ông không nghe mà còn xa lánh [[Tiêu Thục phi|Tiêu phi]] hơn nữa. Năm [[651]], [[Võ Tắc Thiên|Võ thị]] được phong làm [[Chiêu nghi]], việc này trái với điển lệ vì Võ thị vốn là cung tần của Tiên đế.
 
Dần đà, Võ Chiêu nghi lấy luôn được lòng tin của Cao Tông, Vương hoàng hậu biết Võ thị còn đáng sợ hơn cả Tiêu Thục phi, nên hối hận đã cho bà ta vào cung. Võ Chiêu nghi cũng không còn tôn trọng Vương hoàng hậu nữa, lại nhiều lần mua chuộc người trong cung của Vương hoàng hậu và Tiêu thục phi để theo dõi động tĩnh. Hoàng hậu và Thục phi tố cáo với Cao Tông, nhưng ông không còn tin lời họ nữa.