Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
n replaced: cả 9 → cả chín , có 3 người → có ba người, 2 con → hai con using AWB
Dòng 106:
Tương truyền rằng, Một quan viên trung thành của Huệ Đế là Phương Hiếu Nhụ, vốn được coi là bậc đại nho đương thời. Khi Nam Kinh đã bị công phá, Chu Đệ sau khi sai người dập tắt lửa trong cung, bèn triệu văn học sĩ Phương Hiếu Nhụ đến khởi thảo chiếu thư để mình lên kế vị. Phương Hiếu Nhụ là trung thần của Kiến Văn Vương, ông mặc bộ đồ tang vừa đi vừa khóc bước vào điện, không thi lễ mà chỉ đứng khóc. Chu Đệ thấy vậy nói rằng: ''"Ta cũng là noi gương Chu Công phù trợ Thành vương mà thôi"''. Phương Hiếu Nhụ ngừng khóc hỏi Thành Vương hiện ở đâu, thì Chu Đê nói đã bị lửa thiêu chết rồi. Phương Hiếu Nhụ lại hỏi: ''"Thế sao không lập con của Thành Vương?"''. Chu Đệ đáp: ''"Nhà nước đang cần một ông vua đứng tuổi"''. Phương Hiếu Nhụ giận dữ quát lên rằng: ''"Thế sao không lập em của Thành Vương?".''
 
Chu Đệ không biết đối đáp ra sao, liền bước xuống điện đến trước mặt Phương Hiếu Nhụ nói rằng: ''"Đó là việc trong nhà ta, tiên sinh hà tất phải hao tâm tốn sức "''. Bấy giờ, người hầu đem giấy bút ra, Chu Đệ nói rằng: ''"Việc viết chiếu thư, phi tiên sinh không có người nào khác"''. Phương Hiếu Nhụ giật lấy giấy bút, viết lên chữ "Yên tặc soán ngôi" rồi quăng bút xuống thềm điện, vừa khóc vừa nói rằng ''"Chết thì thôi, chứ đừng hòng mong tôi viết chiếu thư "''. Chu Đệ nổi giận quát lên rằng: ''"Ta không để ngươi chết ngay được, chẳng lẽ ngươi không sợ ta Tru di cửu tộc (giết cả 9chín họ) ư?"''. Phương Hiếu Nhụ cũng gân cổ lên nói rằng: ''"Tru di thập tộc đã làm gì được ta nào".''
 
Lúc này, Chu Đệ đã trở lại ngồi trên ngai vàng, cơn giận bốc lên liền ra lệnh cho vệ sĩ dùng dao to cắt môi của Phương Hiếu Nhụ, vết dao rạch đến tận mang tai. Sau đó, Chu Đệ lại sai người bắt gia quyến cửu tộc, cộng thêm cả học trò của Phương Hiếu Nhụ nữa là thành ra "thập tộc", cả thảy 873 người bị lôi đến chém chết ngay trước mặt Phương Hiếu Nhụ, Phương Hiếu Nhụ cố ghìm nước mắt, sau đó ông bị lôi ra xử lăng trì ở ngoài Tụ Bảo Môn, bấy giờ mới có 46 tuổi.
 
==== Các đại thần khác của Kiến Văn Đế ====
Thiết Huyền là Binh bộ thượng thư của [[Minh Huệ Đế|Kiến Văn Đế]] bị bắt vào điện. Chu Đệ ngồi trên ngự tọa, Thiết Huyền đứng quay lưng ở dưới cho đến khi chết cũng không quay lại nhìn Chu Đệ. Chu Đệ sai người cắt mũi và tai Thiết Huyền, đem nấu chín rồi nhét vào miệng ông hỏi rằng: ''"Thịt có ngọt không?"''. Thiết Huyền lớn tiếng đáp: ''"Thịt của trung thần hiếu tử làm sao lại không ngọt"''. Tức thì, Chu Đệ ra lệnh cắt mạch cổ tay ông, Thiết Huyền miệng cứ chửi rủa mãi cho đến chết. Chu Đệ tức giận, lại bắt cả cha mẹ Thiết Huyền đã ngoài 80 tuổi phát vãng đi Hải Nam làm khổ dịch, giết chết hai đứa con mới hơn 10 tuổi của ông, đồng thời đưa vợ và 2hai con gái ông giao cho nhà chứa.
 
Còn Tề Thái, Hoàng Tử Trình cũng bị xử lăng trì và Tru di tam tộc.
Dòng 274:
 
=== Nghi án về mẹ của Minh Thành Tổ Chu Đệ ===
Sách ''“Minh Thái Tổ Thực Lục”'' do Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi chủ trì biên soạn cũng như các sử liệu chứng thích từ “Minh Sử” (Sử Nhà Minh) đều nói rằng, Chu Đệ là do [[Mã hoàng hậu (Minh Thái Tổ)|Mã Hoàng hậu]] sinh ra. Đệ có 3ba người anh, tức Thái tử [[Chu Tiêu]], Tần Vương [[Chu Sảng]], Tấn Vương [[Chu Cương]]. Chu Đệ là con trai thứ 4 và bên dưới còn một người em cũng do Mã Hoàng hậu sinh ra là Chu Thu. Tuy nhiên, các văn nhân thời Minh và Thanh thì đều cho rằng, chính sử đã “bịa chuyện”, và mẹ ruột của Chu Đệ là Ngạc Phi.
 
Theo đó, những ghi chép về Ngạc Phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, bà có thể là một hậu phi trong hậu cung Nhà Nguyên được [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]] giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được Nhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc. Ngạc Phi có thể là người Mông Cổ, cũng có thể là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay). Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngạc Phi chính là mẹ ruột của Chu Đệ chứ không phải Mã Hoàng hậu. Bằng chứng là trong gian thờ chính của Minh Hiếu Lăng có sắp xếp bài vị của Chu Nguyên Chương và các phi tần thì ở chính giữa là Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, phía phải là Lý Thục Phi và hơn 20 người khác, trong khi phía bên trái chỉ có một mình Ngạc Phi.