Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Trị Duy tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zanyhe (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi thiện ý của Littlebabe888 (thảo luận). (TW)
Thẻ: Lùi sửa
n →‎Các cải cách: replaced: ( → ( using AWB
Dòng 35:
Để tận dụng ưu thế trung tâm chính trị của Giang Hộ, triều đình đã đổi tên Giang Hộ thành [[Đông Kinh]] (, ''[[Tōkyō|Tokyo]]'', nghĩa là ''Thủ đô ở phía Đông'') và đưa triều đình về đó.
 
Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" ( ''fukoku kyohei'') nhằm khai thác tâm lý lo sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa của phương Tây nếu không chịu canh tân. Trên cơ sở đó, họ đã thuyết phục được Thiên hoàng tuyên bố từ bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây. Người Nhật trở nên nhiệt tình với ''bunmei kaika'' (văn minh khai hóa).
 
Để xóa quyền lực của các đại danh, triều đình đã thực hiện ''[[phế phiên, lập huyện]]'', bãi bỏ hệ thống lãnh địa và danh hiệu của các đại danh. Đồng thời, họ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm võ sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân giờ đây không còn bị phân biệt. Điều này gây bất bình ở tầng lớp võ sĩ, nên triều đình Minh Trị phải vừa đàn áp vừa xoa dịu bằng cách bồi thường bằng tiền. Khoản tiền nhận được từ triều đình cộng với tri thức mà tầng lớp võ sĩ được trang bị đã biến tầng lớp võ sĩ thành giai cấp tư sản. Giai cấp võ sĩ quý tộc tư sản chủ trương xây dựng Nhật Bản theo con đường quân sự là nguyên nhân dẫn đến việc Nhật Bản sau này trở thành [[đế quốc]] [[phong kiến]] quân phiệt.