Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa cộng sản”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Roteyu (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 123:
* Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (hệ thống chính trị, tư tưởng xã hội...) thay đổi.
* Do vậy, từ những thay đổi ngày càng tiến bộ hơn của [[lực lượng sản xuất]] sẽ dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn.
 
Các nhà sử học trước Marx đã miêu tả sự tác động của kinh tế lên sự vận động xã hội ở những xã hội cụ thể, nhưng chỉ đến Marx thì ông mới xem kinh tế là một nhân tố cơ bản quyết định tiến trình lịch sử của xã hội loài người đồng thời sự tác động này là hiện tượng phổ biến ở mọi xã hội. Đây là một cách tiếp cận, một phương pháp luận mới trong khoa sử học ở thời của ông và trở nên phổ biến sau này. Chính cách sử dụng kinh tế để giải thích lịch sử chứ không phải tôn giáo, văn hoá, tư tưởng, địa lý, tự nhiên, chính trị khiến phương pháp luận này được gọi là chủ nghĩa duy vật lịch sử.<ref>Marxism and the Methodologies of History, Gregor McLennan, Verso Books, November 1, 1981</ref> Theo Marx, các biến động lớn trong lịch sử (chiến tranh, sự phát triển hoặc sụp đổ của một đế chế, các cuộc nổi dậy, cải cách...) xét cho cùng đều là do các nguyên nhân kinh tế thúc đẩy (ví dụ: sự tan rã của các chế độ công xã nguyên thủy là do sự tăng nhanh sản lượng lương thực mà nông nghiệp mang lại so với việc săn bắt - hái lượm thời tiền sử, và các thủ lĩnh bộ lạc muốn chiếm lấy phần thặng dư này cho riêng mình chứ không muốn chia đều như trước kia nữa). Cách tiếp cận này là một yếu tố mới, bổ sung cho nhiều cách tiếp cận trước Marx, và về sau đã trở thành một phương pháp luận để phản ánh quá trình lịch sử. Nhìn chung Marx là nhà sử học đã đưa ra một phương pháp luận mới có ảnh hưởng lớn trong sử học cũng như trong các môn khoa học khác nghiên cứu về xã hội loài người.<ref>Reflections on the Marxist Theory of History, Paul Blackledge, Manchester University Press, May 1, 2006</ref><ref>Method and Dogma in Historical Materialism, Derek Sayer, The Sociological Review, Vol 23, Issue 4, 1975</ref>
 
Khi nghiên cứu chủ nghĩa tư bản, Marx cho rằng với sự sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa sản xuất ra một lượng của cải khổng lồ, trong khi đó [[giai cấp tư sản]] chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội nhưng lại sở hữu phần lớn tài sản xã hội thông qua việc chiếm giữ giá trị thặng dư. Còn đại bộ phận xã hội là [[giai cấp công nhân]] (giai cấp làm thuê) chỉ sở hữu một phần nhỏ của cải vì họ không có quyền sở hữu [[phương tiện sản xuất]] đang nằm trong tay các chủ tư bản. Đây là hệ quả của việc lao động của người công nhân bị tha hóa "''người công nhân quan hệ với sản phẩm của mình như đối với một vật xa lạ,... người công nhân càng tự do phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh; bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi; của cải thuộc về anh ta lại càng ít đi... Người công nhân đặt đời sống của mình vào vật, nhưng như vậy, đời sống đó đã không thuộc về anh ta nữa, mà lại thuộc về vật. Vậy hoạt động ấy của công nhân càng lớn thì công nhân càng trở thành không có vật. Anh ta không phải là cái mà lao động anh ta sản xuất ra. Cho nên sản phẩm đó càng lớn thì anh ta càng ít là anh ta. Sự tha hóa của công nhân vào sản phẩm của anh ta không những chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật, một tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta chuyển vào vật, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 111, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref> Điều này dẫn đến "''người công nhân trở thành nô lệ cho vật của mình: một là anh ta nhận được một vật để lao động, nghĩa là nhận được lao động và hai là anh ta nhận được những tư liệu sinh hoạt. Do đó chỉ có vật ấy mới đem lại cho anh ta khả năng sinh tồn, một là như một người công nhân và hai là như một chủ thể thể xác. Điểm cao nhất của sự nô lệ đó là: chỉ có cái tư cách công nhân của anh ta mới cho phép anh ta còn tự duy trì được như một chủ thể thể xác và chỉ có với tư cách chủ thể thể xác thì anh ta mới là công nhân... Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hóa của công nhân vào vật của mình biểu hiện như sau: công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng; anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta càng đẹp thì anh ta càng xấu đi; vật đó do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống người dã man; lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực; lao động của anh ta càng có tinh thần thì bản thân anh ta càng mất hết trí óc và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 112-113, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref>. Chính vì thế "''lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc; đó là lao động cưỡng bức. Lao động đó không phải là sự thỏa mãn một nhu cầu mà chỉ là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác nhu cầu lao động. Tính xa lạ của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không có sự cưỡng bức thể xác hoặc sự cưỡng bức nào khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy... Do đó ta đi đến kết luận là con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình tự do trong khi thực hiện chức năng động vật của mình... còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ là con vật. Cái có tính súc vật trở thành cái có tính người, còn cái có tính người thì biến thành cái có tính súc vật.''"<ref>Tuyển tập Mác - Ăng-ghen, quyển 1, trang 114-115, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1980</ref>.
Hàng 136 ⟶ 138:
Theo Marx tư bản là một lực lượng xã hội "''Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các thành viên trong xã hội. Vậy tư bản không phải là một lực lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội.<ref name="manifesto"/>"'' nên tư bản cần được xã hội kiểm soát bằng một hình thức sở hữu tập thể. Marx lập luận ''"nếu tư bản biến thành sở hữu tập thể thuộc tất cả mọi thành viên trong xã hội thì đó không phải là một sở hữu cá nhân chuyển thành sở hữu xã hội. Chỉ có tính chất xã hội của sở hữu là thay đổi thôi. Sở hữu mất tính chất giai cấp của nó.<ref name="manifesto"/>''". Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến toàn thể xã hội do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải được quản lý, điều tiết bởi một tổ chức hoạt động vì lợi ích xã hội chứ không phải vì lợi ích của cá nhân sở hữu doanh nghiệp.
[[Tập tin:MandK Industrial Revolution 1900.jpg|nhỏ|trái|250px|Marx tin rằng công nhân công nghiệp sẽ nổi dậy khắp thế giới để xây dựng một xã hội nhân văn và hợp lý hơn]]
NềnKhông chỉ lao động bị tha hóa, nền kinh tế tư bản cũng khiến cả nhà tư bản và người công nhân bị tha hóa. Nhà tư bản trở thành kẻ chỉ biết chạy theo lợi nhuận còn công nhân phải hy sinh những năng khiếu, sở trường của mình cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Do đó giai cấp công nhân phải vùng lên dùng [[bạo lực cách mạng]] để giành lấy phương tiện sản xuất nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nền sản xuất tập trung xã hội hóa cao độ và sở hữu tư nhân đồng thời giải phóng giai cấp mình và toàn bộ nhân dân lao động lẫn giai cấp tư sản khỏi sự tha hóa do chủ nghĩa tư bản mang đến. Đó là [[cách mạng vô sản]]. Quan điểm đấu tranh giai cấp, dùng bạo lực làm cách mạng giành chính quyền để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn của Marx được kế thừa từ những cuộc cách mạng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ trong thời đại của ông. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ khả năng giai cấp vô sản có thể giành chính quyền thông qua các biện pháp chính trị và đàm phán (nếu có những điều kiện thuận lợi).
 
Sau khi giành được chính quyền bằng cuộc cách mạng vô sản thì sở hữu phương tiện sản xuất sẽ là sở hữu toàn dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thay mặt nhân dân điều hành sản xuất và nắm quyền sở hữu này vì nhà nước bây giờ là nhà nước của toàn dân. Trong xã hội đó con người làm việc theo năng lực hưởng thụ theo lao động. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của [[nền sản xuất xã hội chủ nghĩa]] thì chức năng của nhà nước ngày càng suy giảm, sự tự giác của nhân dân ngày càng cao và đến lúc đó sẽ xuất hiện xã hội phi giai cấp, không còn mâu thuẫn đối kháng dẫn đến sự tự tiêu vong của nhà nước, sẽ xuất hiện một xã hội mà ở đó nguyên tắc phân phối của cải sẽ là ''"Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"'' đó là chủ nghĩa cộng sản.
Hàng 167 ⟶ 169:
=== Chủ nghĩa Lenin ===
{{chính|Chủ nghĩa Lenin}}
[[Tập tin:Lenin 1920.jpg|nhỏ|phải|200px|Lenin là người lãnh đạo [[Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga]] và đưa ra chính sách kinh tế mới]]
[[Vladimir Ilyich Lenin]] là nhà kinh điển lớn thứ hai của chủ nghĩa cộng sản, và là nhà cách mạng lớn nhất của phong trào này. Lenin viết rất nhiều tác phẩm ở nhiều chủ đề bao gồm triết học, kinh tế học, lịch sử, pháp luật... và các môn khoa học nhân văn khác. Nhưng khác với Marx, các tác phẩm của Lenin hầu hết tập trung vào cuộc đấu tranh chống chế độ Sa hoàng, chống các xu hướng chính trị khác tại Nga và Tây Âu và tập trung vào những nỗ lực hiện thực hóa những ý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Marx. Là người có trình độ học vấn và lý luận cao và có tài năng hùng biện thiên bẩm. Lenin sử dụng khả năng diễn đạt mạnh mẽ, lôi cuốn để củng cố cho quan điểm của mình. Lenin có một đặc tính cá nhân đặc sắc là người có tính thực tế, vị lợi, không câu nệ vào các lý thuyết giáo điều, nhiều thủ đoạn chính trị. Phương châm của ông là "Có lợi là làm" bất chấp các quy tắc đạo đức mà ông cho là "đạo đức tiểu tư sản". Việc Lenin sẵn sàng hiệu chỉnh cả Marx - một nhà tư tưởng có ảnh hưởng thế giới - cho thấy tính chất này của Lenin. Nếu có điều gì có vẻ trái với các lý luận của Marx và Engels thì ông sẵn sàng viết luôn các tác phẩm lý luận để chỉ đạo phong trào cách mạng Nga.
 
Hàng 212 ⟶ 214:
Về mặt kinh tế, trái ngược với [[chính sách kinh tế mới]] của Lenin, chủ nghĩa Stalin đặc trưng bằng sự xóa bỏ thẳng thừng nền kinh tế thị trường, đưa nền kinh tế sang một mô hình tập trung quan liêu cao độ, mọi phương tiện sản xuất đều nằm trong tay nhà nước thông qua chỉ hai hình thức "sở hữu toàn dân" và "sở hữu tập thể". Sau khi Lenin chết, [[chính sách kinh tế mới]] (НЭП) bị bãi bỏ. Mọi công ty, nhà xưởng tư nhân bị tịch thu, toàn bộ nền kinh tế được điều hành theo mệnh lệnh từ trên xuống dưới nhất nhất theo "kinh tế kế hoạch hoá" kế hoạch sản xuất là pháp lệnh rất nghiêm ngặt. Liên Xô liên tiếp tiến hành các kế hoạch 5 năm, kế hoạch 7 năm để thực hiện "[[công nghiệp hóa]] xã hội chủ nghĩa" trong công nghiệp và "tập thể hóa nông nghiệp" cưỡng bức. Bằng những kế hoạch kinh tế ngắn hạn 5-7 năm, Stalin đã đưa Liên Xô trở thành nước công nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có trong lịch sử thế giới. Stalin làm được điều này bằng cách sử dụng khả năng tạo ra tỷ lệ tiết kiệm lớn, tập trung các nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hóa là ưu thế của nền kinh tế kế hoạch kết hợp với kỷ luật lao động cứng rắn cùng các biện pháp động viên khen thưởng để kích thích tăng năng suất lao động và hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch kinh tế. Stalin đã dùng cuộc [[Đại thanh trừng]] để loại bỏ những quan chức quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm trong bộ máy nhà nước nhằm đạt được hiệu quả quản trị xã hội cũng như quản lý kinh tế cao nhất. Đây cũng là một cách để ông giải quyết [[vấn đề ông chủ và người đại diện]] đi kèm với mô hình kinh tế Stalinist. Sau khi Stalin mất, do đạo đức, tinh thần trách nhiệm của công chức trong bộ máy nhà nước Liên Xô không còn bị kiểm soát chặt như trước nên vấn đề ông chủ và người đại diện ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với nền kinh tế Liên Xô.
[[Tập tin:DneproGES.jpg|thumb|left|Nhà máy thủy điện Dnepr được xây dựng năm 1927, đây là đập thủy điện lớn nhất [[châu Âu]] khi đó và được ca ngợi là một trong những thành tựu lớn nhất của chương trình công nghiệp hóa Liên Xô.]]
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu nghiêm túc nguồn gốc sự phát triển của nền kinh tế Liên Xô thấy rằng sự phát triển đó khá ấn tượng nhưng không có gì thần bí. Sản lượng của nền kinh tế Xô Viết phát triển nhanh chóng có thể giải thích bằng sự phát triển nhanh của những yếu tố đầu vào của nền sản xuất như số việc làm tăng, giáo dục phát triển và trên tất cả là đầu tư khổng lồ vào tư liệu sản xuất. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô dựa hoàn toàn vào [[tiết kiệm]], bằng cách hy sinh sự hưởng thụ hiện thời cho lợi ích đạt được trong tương lai.<ref name="Krugman">Krugman, Paul. The Myth of Asia’s Miracle. Foreign Affairs, November – December 1994,73(6), pp. 62–78.</ref> Theo nghiên cứu của Mankiw, Romer và Weil, tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến thu nhập cao hơn trong tình trạng kinh tế ổn định đồng thời làm tăng vốn con người cũng như tăng năng suất của nền kinh tế<ref>N. Gregory Mankiw & David Romer & David N. Weil, 1992. "A Contribution to the Empirics of Economic Growth," The Quarterly Journal of Economics, Oxford University Press, vol. 107(2), pages 407-437 [https://eml.berkeley.edu/~dromer/papers/MRW_QJE1992.pdf download]</ref>. Việc tập trung các nguồn lực để phát triển công nghiệp nặng đã tạo ra nền tảng kỹ thuật cho Liên Xô từ đó dựa trên nền tảng này công nghiệp nhẹ và nông nghiệp cũng phát triển nhờ vào việc cơ giới hóa và tự động hóa, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa Liên Xô công nghiệp hóa sau các nước phương Tây nên họ có thể học hỏi những công nghệ mới nhất từ phương Tây bằng việc thuê các chuyên gia phương Tây. Kết quả là dưới thời Stalin, có những năm Liên Xô đã đạt tỷ lệ tăng trưởng lên tới 30%, tốc độ nhanh chưa từng thấy trong lịch sử thế giới ở thời kỳ đó, và sau này cũng chỉ có một số ít nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lặp lại được thành tích này vào thập niên 1960 bằng cách thực hiện những biện pháp kinh tế tương tự với những biện pháp mà Stalin đã thực hiện<ref name="Krugman"/><ref name=park />. Dưới sự lãnh đạo của Stalin, Liên Xô đã công nghiệp hóa trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có tiền lệ. Trong lịch sử, nước Anh cần 200 năm để trở thành một nước công nghiệp, nước Mỹ cần 120 năm, Nhật Bản cần 40 năm. Trong khi đó, Liên Xô chỉ cần 18 năm để hoàn thành về cơ bản quá trình công nghiệp hóa của mình. Nghĩa là Liên Xô chỉ cần một thế hệ để công nghiệp hóa. Đây là tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất mà thế giới từng ghi nhận. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế dựa vào tăng thêm tư liệu sản xuất và số việc làm chỉ có tác dụng trong ngắn hạn vì [[quy luật hiệu suất giảm dần]], tương ứng với việc Stalin đã lập ra những kế hoạch kinh tế ngắn hạn. Trong dài hạn chỉ có cải tiến kỹ thuật sản xuất mới có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế.
 
Thành công của Liên Xô ấn tượng đến mức nhà kinh tế học [[Paul Samuelson]], đoạt giải Nobel kinh tế năm 1970, đã viết trong một cuốn sách giáo khoa kinh tế được sử dụng rộng rãi ở các trường đại học hàng đầu phương Tây rằng nền kinh tế Liên Xô ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản tại phương Tây và Liên Xô sẽ vươn lên hàng đầu thế giới về mặt kinh tế. Acemoglu và Robinson cho rằng Liên Xô đã tái phân bố lao động từ lĩnh vực nông nghiệp lạc hậu có năng suất thấp sang lĩnh vực công nghiệp có năng suất cao hơn nên đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể dù chính bản thân ngành công nghiệp của Liên Xô được tổ chức hiệu quả thấp hơn so với mức đáng ra có thể đạt được. Nhưng trong các ngành công nghiệp nặng, năng suất có thể tăng cao đến mức nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô đã tạo ra mức tăng trưởng cao.<ref>Tại sao các quốc gia thất bại, Acemoglu D. & Robinson J. A., Nhà xuất bản Trẻ, 2016, trang 171-174</ref> Các kế hoạch kinh tế hình thành dưới sự chỉ đạo của Stalin khá linh hoạt, có thể điều chỉnh tùy theo tình hình trong lúc thực hiện chứ không cứng nhắc. Liên Xô còn áp dụng chế độ khen thưởng khá cao như thưởng 37% lương cho ban quản lý và kỹ sư cao cấp nếu đạt chỉ tiêu sản lượng được giao nhưng điều này dẫn đến việc người ta duy trì thành tích thấp hơn khả năng tối đa để đạt chỉ tiêu và được khen thưởng (vì nếu thành tích cao hơn chỉ tiêu quá nhiều thì năm sau nhà nước sẽ nâng chỉ tiêu lên cao hơn nữa). Hơn nữa chỉ tiêu thời đó dựa trên sản lượng nên các nhà máy không chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế Liên Xô phải áp dụng thêm cơ chế thưởng cho những phát minh, cải tiến kỹ thuật. Bên cạnh đó kỷ luật lao động hết sức cứng rắn như chỉ cần 20 phút vắng mặt trong giờ làm việc không có lý do chính đáng, hoặc cố ý chây lười thì sẽ bị truy tố hình sự, bị buộc lao động cải tạo 6 tháng hay giảm 25% lương.<ref name="Acemoglu"/> Đặc biệt, trong giai đoạn [[Thế chiến thứ 2]] (1941-1945), do Liên Xô cần động viên mọi nguồn lực cho quốc phòng, việc phá hoại sản xuất được coi là tội nặng, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử tử hình<ref>The Economics Of Coercion And Conflict, Harrison Mark. World Scientific 2014. P 334</ref> Từ năm 1940 đến 1955 có 36 triệu lượt vi phạm bị xử lý, trong đó 15 triệu người từng bị giam giữ và 250.000 người bị tử hình vì các tội danh liên quan đến phá hoại sản xuất<ref name="Acemoglu">Tại sao các quốc gia thất bại, Acemoglu D. & Robinson J. A., Nhà xuất bản Trẻ, 2016, trang 175-178</ref>. Ngoài ra sự thành công của Liên Xô dưới thời Stalin còn có sự đóng góp của những yếu tố đặc trưng của nước Nga như lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên; tầng lớp trí thức còn sót lại từ thời Sa Hoàng có văn hóa cao; sự siêng năng, ham hiểu biết, chính trực và những nỗ lực vượt bậc của người Nga... Nếu không có những yếu tố này thì mọi chính sách, biện pháp kinh tế của Stalin đều không phát huy được tác dụng.