Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mùa xuân Praha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: tháng 9 20 → tháng 9 năm 20 using AWB
Dòng 90:
Tại một cuộc họp ngày 23 tháng 3 tại Dresden, các lãnh đạo của nhóm "Warszawa Năm" ([[Liên Xô]], Hungary, [[Cộng hoà Nhân dân Ba Lan|Ba Lan]], [[Bulgaria]] và [[Cộng hòa Dân chủ Đức|Đông Đức]]) đặt câu hỏi với phái đoàn của Tiệp Khắc về các cuộc cải cách, cho rằng bất kỳ cuộc trò chuyện nào về "dân chủ hoá" đều là một lời chỉ trích công khai với các chính sách khác.<ref name="NavDresden">Navrátil (2006), pp 64–72</ref> [[Władysław Gomułka]] và Janos Kádár ít lo ngại hơn về các cuộc cải cách so với sự chỉ trích ngày càng tăng của truyền thông Tiệp Khắc, và lo lắng tình hình sẽ "giống như phần mở đầu của [[sự kiện năm 1956 ở Hungary|cuộc phản cách mạng Hungary]]".<ref name="NavDresden"/> Một số ngôn ngữ trong Chương trình hành động tháng 4 của Đảng Cộng sản Tiệp khắc đã được chọn ra để chứng minh rằng không có hành động phản cách mạng nào được sắp đặt, nhưng Kieran Williams cho rằng có lẽ Dubček ngạc nhiên, nhưng không bực bội về những đề xuất của Liên xô.<ref>Williams (1997), pp 10–11</ref>
 
Giới lãnh đạo Liên xô tìm cách ngăn chặn hay hạn chế những thay đổi trong Tiệp Khắc thông qua một loạt các cuộc đàm phán. Liên Xô muốn Dubcek sa thải ngay các nhân vật cải cách trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc và phục hồi kiểm duyệt báo chí<ref name="bbc2018">[https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45587253 Tiệp Khắc 1968: Toàn Đảng kháng cự Liên Xô nhưng bất thành], BBC Tiếng Việt, 29 tháng 9 năm 2018</ref>. [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]] đồng ý các cuộc đàm phán song phương với Tiệp Khắc vào tháng 7 tại [[Čierna nad Tisou]], gần biên giới Slovak-Liên xô. Tại cuộc gặp, Dubček đã bảo vệ chương trình của phái cải cách bên trong Đảng Cộng sản Tiệp Khắc trong khi hứa hẹn trung thành với [[Khối Warszawa|Khối hiệp ước Warszawa]] và [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|Comecon]].<ref name="Library"/> Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc bị chia rẽ giữa những nhà cải cách nhiệt thành (Josef Smrkovský, [[Oldřich Černík]], and [[František Kriegel]]) ủng hộ Dubček, và những người bảo thủ ([[Vasil Biľak]], Drahomír Kolder, và Oldřich Švestka) có lập trường chống cải cách. Brezhnev quyết định thoả hiệp. Các đại biểu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc tái xác nhận sự trung thành của họ với Khối hiệp ước Warszawa và hứa hẹn ngăn chặn các khuynh hướng "chống chủ nghĩa xã hội", ngăn cản sự hồi phục của Đảng Dân chủ Xã hội Tiệp Khắc, và kiểm soát báo chí một cách hiệu quả hơn. Những người Xô viết đồng ý rút quân (vẫn ở Tiệp Khắc sau cuộc tập luyện vào tháng 6) và cho phép Đại hội đảng ngày 9 tháng 9 diễn ra.<ref>Navrátil (2006), pp 448–479</ref>
 
Ngày 3 tháng 8 các đại biểu từ Liên xô, Đông Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgaria, và Tiệp Khắc họp tại [[Bratislava]] và ký [[Tuyên bố Bratislava]]. Tuyên bố tái khẳng định sự trung thành không thể lay chuyển với [[Chủ nghĩa Mác-Lenin]] và [[chủ nghĩa vô sản quốc tế]] và tuyên bố một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ chống lại tư tưởng "tư sản" và mọi thế lực "chống chủ nghĩa xã hội".<ref>Navrátil (2006), pp 326–329</ref> Liên xô thể hiện ý định can thiệp vào một quốc gia thuộc Khối hiệp ước Warszawa nếu một hệ thống "tư sản" —một hệ thống đa đảng gồm nhiều đảng chính trị đại diện cho các phe phái khác nhau — được hình thành. Sau hội nghị Bratislava, quân đội Liên xô rời lãnh thổ Tiệp Khắc nhưng vẫn đóng dọc theo biên giới nước này.<ref>Navrátil (2006), pp 326–327</ref>
Dòng 430:
[[Thể loại:Tiệp Khắc năm 1968]]
[[Thể loại:Quan hệ ngoại giao của Liên Xô]]
[[CategoryThể loại:Phản văn hóa thập niên 1960]]