Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 246:
Trong những năm Vạn Lịch, người Nhật Bản cũng đi trước Trung Quốc về kỹ thuật hỏa khí, ưu thế của hỏa khí Nhật Bản từng có lúc khiến họ chiếm thế thượng phong trong chiến tranh tại Triều Tiên<ref>趙士楨《神器譜》,卷一:「……調集人馬十有餘萬,附以朝鮮土著,何止三十餘萬。倭奴止以飛巒島鳥銃手三千憑為前驅,懸軍深入,不勞餘力,抗我兩國。我以兩國全力,不能製倭死命。焱馳電擊而前,從容振旅而退,不但諸酋盡全首領,至於倭眾亦覺無多損失。」</ref><ref>張萱《西園聞見錄》卷五六:「倭制火銃,其藥極細,以火酒漬之,故其發速,又人善使,故發必中。中國有長技,而製之不精,與無技同。」</ref>. Nhà quân sự [[Thích Kế Quang]] cũng phê bình nhiều loại hỏa khí đương thời thực tế không có tính thực dụng, cho nên cần ngừng sản xuất để tránh lãng phí<ref>戚繼光《練兵實紀》,卷五-軍器製解:「……以上之外,有火磚,一窩鋒,地雷,千里炮,神槍等,百十名色,皆不切於守戰,故不備,今皆一切禁之。以節靡費,惟有子母炮,尚屬可用,未當終棄,亦一奇品也。」</ref>.
 
Những năm cuối nhà Minh, quan lại tham nhũng và bất tài đã làm suy yếu hệ thống quân sự “Vệ sở” của nhà Minh. Vào đầu thế kỉ 17, quân đội nhà Minh đã trở nên thiếu đào tạo và kỉ luật, sức mạnh của họ ngày một giảm sút. Các sĩ quan tiếp tục ghi tên những người đã chết hoặc đã rời quân ngũ vào trong danh sách để tham nhũng tiền lương. Trong những năm 1560, chỉ có 3 vạn lính ở Hsuan-fu chống lại cuộc xâm lược của Mông Cổ, trong khi con số trên giấy là 12 vạn. [[Martin de Rada]] đã đưa ra một danh sách quân đội nhà Minh vào cuối thế kỉ 16, trên giấy tờ họ có tổng cộng 4.178.500 bộ binh và 780.000 con ngựa, rõ ràng là đã phóng đại quá xa thực tế.

Thời [[Gia Tĩnh]], có vị quan đã miêu tả vệ sở như là ''“nguồn gốc của nhiều rắc rối. Họ nổi loạn và sẵn sàng tạo phản bất cứ khi nào triều đình chậm trả tiền cho họ… bất kì khi nào có chiến tranh, do lo sợ quân đội bị tổn thất, lính đánh thuê và dân binh được sử dụng để chống lại những bọn giặc cướp. Nói cách khác, dân thường được sử dụng để bảo vệ những người lính"''. Những người lính đánh địa vị xã hội rất thấp, họthuê được tuyển mộ chủ yếu từ dân lang thang, trộm cướp. Do được tuyển mộ từ những vùng khác nhau, những đạo quân mang tính địa phương rất lớn. Những người đến từ Hồ Nam dễ kiểm soát nhưng lại hèn nhát. Trái lại, Mao Hồ Lô binh (毛葫蘆兵), những cựu thợ mỏ thì dũng cảm nhưng lại vô kỷ luật. Những người lính Tứ Xuyên vốn là những kẻ cướp, dễ bị thu hút bởi những đồ đạc bị kẻ thù bỏ lại. Sự đa dạng của các đơn vị khiến cho việc kiểm soát của trung ương rất khó khăn. Năm 1620, một báo cáo về quân đội tại [[Bắc Kinh]] mô tả: ''“Không thể dùng chúng để bảo vể kinh đô nếu chiến tranh nổ ra. Người ta nói triều đình không dám cải tổ chúng vì sợ chúng sẽ làm loạn. Họ cũng không dám đào tạo vì điều này cũng sẽ dẫn đến thảm họa tương tự"''.
 
Theo truyền thống, thủ cấp của kẻ thù được mang ra treo thưởng để tạo động lực cho binh lính chiến đấu, nhưng vào thể kỷ 17, việc này đã bị lạm dụng. Các tù nhân chiến tranh và thường dân vô tội thường bị binh lính tàn sát để lấy thủ cấp làm bằng chứng cho những chiến tích hư cấu. Điều này đã làm cho số lượng "kẻ thù" bị tiêu diệt tăng vọt so với sự thực, khiến triều đình đánh giá sai về tình hình thực tế. Năm 1640, hoàng đế [[Sùng Trinh]] đã cố gắng hủy bỏ hệ thống này nhưng đã quá muộn.
 
== Nhân khẩu==