Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Baccaihp (thảo luận | đóng góp)
Dòng 234:
===Thời kỳ đầu và giữa===
[[Tập tin:Ming musketeers.jpg|200px|thumb|left|[[Điểu thương thủ|Hỏa thương thủ]] của Thần cơ doanh triều Minh.]]
Sau khi lập quốc, [[Minh Thái Tổ]] thấy rằng người Mông Cổ vẫn là một mối đe dọa thường trực cho Trung Hoa. Nhà vua quyết định đánh giá lại quan điểm giai cấp võ nhân luôn phải ở mức độ kém hơn giai cấp văn nhân bắt nguồn từ thời [[nhà Tống]]. Minh Thái Tổ cho giữ vững một đội quân hùng mạnh mà vào năm 1384, nhà vua đã tổ chức lại theo hệ thống "''vệ sở''". Mỗi đơn vị quân sự bao gồm 5.600 người được chia vào 5 sở và 10 binh đoàn. Đến năm 1393, tổng quân số vệ sở đã đạt đến 1.200.000 người. Quân lính được phân phát đất đai để trồng trọt và chức vụ được thế tập. Loại hình ''vệ sở'' có thể được truy ngược lại chế độ ''phủ binh'' của thời [[Nhà Tùy|Tùy]] [[Nhà Đường|Đường]].
 
Nguồn gốc ban đầu của quân đội triều Minh, gồm có các binh sĩ vốn có, gọi là tòng chinh, có binh sĩ triều Nguyên và binh sĩ quần hùng quy phụ, có người hoạch tội đày ải, song nguồn chủ yếu nhất là tuyển theo hộ tịch, cũng tức là 'đóa tập quân'. Ngoài ra, còn có các phương thức giản bạt, đầu sung và thu tập. Ngoài ra, từ trung kỳ triều Minh trở về sau còn có chuyện cưỡng bách dân làm binh, tuy nhiên đều là thiểu số, về mặt chính thức, "vệ sở chế" vẫn là quân chế chủ yếu. Vệ sở chế là tại yếu địa quân sự các địa phương toàn quốc thiết lập vệ sở trú quân, "vệ" có quân đội quy mô 5600 người, bên dưới có các đơn vị như thiên hộ sở, bách hộ sở, tổng kỳ và tiểu kỳ, các vệ sở đều lệ thuộc ngũ quân đô đốc phủ, cũng là lệ thuộc Binh bộ, khi hữu sự được điều động, khi vô sự lại trở về vệ sở. Nguồn gốc của quân đội là quân hộ thế tập, do mỗi hộ phái một người làm "chính đinh" đến vệ sở làm binh, quân nhân trong vệ sở luân phiên phòng thủ và đồn điền, đồn điền đáp ứng nhu cầu của quân đội và tướng quan. Mục tiêu của nó là nuôi binh song không tiêu hao tài lực quốc gia, song từ thời Minh Tuyên Tông về sau thì không thể duy trì, mức sinh hoạt và địa vị của quân nhân ngày càng hạ thấp, binh sĩ đào ngũ dần gia tăng, quân bị do đó dần dần hư hỏng<ref>《細說明朝》〈二五、军民分籍、卫所〉. 黎東方. 第59頁-第60頁</ref>.
 
Hàng 239 ⟶ 241:
 
Nhờ kế thừa những thành tựu khoa học mà người Mông Cổ mang về từ khắp nơi trên thế giới, nhà Minh có một quân đội có thể nói là đông đảo và trang bị tốt nhất thế giới trong thế kỉ 14, 15. Mỗi đại đội bộ binh có 112 người. 40% mang giáo dài, 40% mang cung hoặc hỏa thương hoặc súng hỏa mai, 20% mang kiếm và khiên. Họ còn được hỗ trợ bởi kị binh nhẹ và đại bác.
 
Trong khi quân đội Nhà Minh thời kì đầu cực kì thiện chiến, đội quân này đã dần suy yếu sau cái chết của [[Minh Thành Tổ]]. Do hòa bình kéo dài nên việc huấn luyện trở nên chểnh mảng hơn, lứa quân sĩ giàu kinh nghiệm già dần rồi qua đời, lứa quân sĩ mới thì lại thiếu kinh nghiệm thực chiến. Cuối cùng 60 vạn quân Minh đã bị quân Mông Cổ đánh bại trong [[Sự biến Thổ Mộc bảo|sự biến Thổ Mộc Bảo]] vào năm 1449 thời [[Minh Anh Tông]]. Tuy nhiên, quốc lực nhà Minh lúc này vẫn còn rất mạnh nên quân Mông Cổ đã không thể đánh chiếm được Bắc Kinh và phải rút đi.
 
Có học giả nhận định kỹ thuật chế tạo hỏa khí Trung Quốc bắt đầu từ thời kỳ Đường - Tống, vào thời Minh đã phát triển đến trình độ rất cao. Hỏa khí thời kỳ này không chỉ đa dạng về chủng loại, mà kỹ thuật chế tạo và tính năng đều được nâng cao cực lớn. [[Tên lửa]] và [[súng hỏa mai]] là các hỏa khí hạng nhẹ chủ yếu của quân đội triều Minh, mìn đã rất thịnh hành vào thời Minh, phát triển hỏa khí hình ống đặc biệt nổi bật. Trung kỳ triều Minh, phật lang cơ và hồng di đại pháo và các hỏa khí tây dương khác truyền đến, khiến triều Minh học hỏi ưu điểm nhắm mục tiêu của chúng, để cải thiện tính năng hỏa khí tự sản xuất. Đương thời, thời đại binh khí lạnh của Trung Quốc sắp kết thúc, thời đại hỏa khí đang đến, dù Trung Quốc có cơ hội bắt kịp trình độ kỹ thuật hỏa khí phương Tây, song quá trình này bị gián đoạn do triều Minh diệt vong<ref>{{chú thích sách|author=邢涛|title=《中国通史·<第二十一章·集权下的统治·明朝的军事建设·热兵器的兴盛>》|publisher=北京出版社|location=北京|isbn=9787200050646|pages=第143页|coauthors=纪江红|language=中文|date=2003年10月1日}}</ref>。