Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 57:
Người ta thường viếng đền vào những dịp như lễ cưới, năm mới, lễ hội, hay chỉ đơn giản là đi cầu may trước khi đi thi. Đa phần các lễ hội địa phương phải được tổ chức gần một đền Thần đạo và người ta thường kéo tới đền trong những dịp này. Đường dẫn đến đền sẽ được bày bán nhiều loại thức ăn đặc trưng được làm trong lễ hội như ''yakisoba'' (焼きそば).
==Thần thể==
''Thần thể'' (神体; <sup>Shintai</sup>), hay tôn kính hơn là ''Ngự thần thể'' (御神体;<sup> Goshintai</sup>), là một vật linh thiêng làm đối tượng thờ cúng chính của một thần xã. Trong thần xã, ''thần thể'' đặt ở nơi nào thì nới đó được gọi là bản điện, nhưng cũng có nhiều ''thần thể'' được đặt ngoài, thậm chí cách xa thần xã. Thần thể là một vật vô tri nhân tạo như gương, kiếm, đồ trang sức hay một vật ngoài tự nhiên như tảng đá, cây cối hoặc thác nước. ''Thần thể'' là một bức tượng tạc thần linh được gọi là ''thần tượng'' (神像; <sup>Shinzō</sup>), hay đơn giản chỉ là chiếc đũa phép có gắn chỉ thuỳ gọi là ''ngự tệ'' (御幣; <sup>Gohei</sup>). ''Thần thể'' ngoài tự nhiên thường phải là vật đã có từ trước ở nơi xây dựng thần xã bởi chúng là đại diện cho một vị thần ở địa phương. Trong trường hợp đặc biệt, một võ sĩ sumo đạt tới hạng cao nhất gọi là Yokozuna (横綱; <sup>hoành cương</sup>) đeo dải dây shimenawa trước bụng có thể trở thành một ''thần thể'' sống. Theo quan niệm của Thần đạo, ''thần thể'' là thứ mà thần linh có thể nhập vào để hưởng lễ vật được dâng lên trong các nghi lễ cúng bái hay kết nối với con người.
 
Trước khi phong trào shinbutsu bunri (神仏分離; <sup>Thần Phật phân ly</sup>) nổ ra năm 1868 dưới thời Minh Trị, ''thần thể'' cũng có thể là cách gọi của một bức tượng thần trong Phật giáo.
 
Qua nhiều năm, ''thần thể'' dần được bọc kín trong nhiều lớp vải lụa quý và đặt sâu bên trong các hộp gỗ, vì thế chúng thường bị lãng quên. Nhiều khi chính thần chủ cai quản thần xã cũng không biết ''thần thể'' trong đền là thứ gì. Thông thường, ''thần thể'' được đặt cố định trong bản điện và chỉ được đưa ra ngoài vào các dịp lễ hội chính của đền. Để đưa ''thần thể'' ra ngoài, người ta chuẩn bị một xe rước gọi là mikoshi (神輿; <sup>thần dư</sup>) và đưa ''thần thể'' vào trong đó. Các xe mikoshi được sơn son thếp vàng và trang trí lộng lẫy, có nhiệm vụ như một thần xã di động nhằm che ''thần thể'' khỏi tầm nhìn của người thường.
 
''Thần thể'' lớn nhất và nổi tiếng nhất là ngọn núi Phú Sĩ, gọi là ''Phú Sĩ thần thể sơn'' (富士神体山; <sup>Fuji shintaizan</sup>), là ''thần thể'' của thần xã Yama, tỉnh [[Shizuoka]], [[Nhật Bản]].
 
== Lịch sử ==