Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Aphrodite”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
Một trong những tên gọi văn học phổ biến nhất của Aphrodite là ''Philommeidḗs'' (φιλομμειδής),[55] có nghĩa là "tình yêu mỉm cười",[55] nhưng đôi khi bị dịch sai thành "tình yêu tiếng cười".[55] Tên gọi này xuất hiện xuyên suốt trong cả hai sử thi Homeric và ''Bài thánh ca Homeric đầu tiên cho Aphrodite''.[55] Hesiod đã tham khảo nó một lần trong ''Theogony'' của ông về bối cảnh Aphrodite ra đời,[56] nhưng giải thích nó là "tình yêu bộ phận sinh dục" hơn là "tình yêu nụ cười".[56] Monica Cyrino lưu ý rằng tên gọi có thể liên quan đến thực tế rằng, trong nhiều miêu tả nghệ thuật về Aphrodite, cô được thể hiện với nụ cười trên mặt.[56] Các tên gọi văn học phổ biến khác là ''Cypris'' và ''Cythereia'',[57] xuất phát từ mối liên hệ của cô với các đảo Síp và Cythera.[57]
 
Ở Síp, Aphrodite đôi khi được gọi là ''Eleemon'' ("người nhân hậu").[48] Tại Athens, cô được biết đến với cái tên ''Aphrodite en kopois'' ("Aphrodite của các khu vườn").[48] Tại Cape Colias, một thị trấn dọc bờ biển Attic, cô được tôn sùng là ''Genetyllis'' "Mẹ".[48] Người Sparta tôn sùng cô là ''Potnia'' "Bà chủ" , ''Enoplios'' "Vũ trang", ''Morpho'' "Tư dung quyến rũ", ''Ambologera'' "Cô ấy là người trì hoãn tuổi già".[48] Trên khắp thế giới Hy Lạp, cô được biết đến dưới các tên như ''Melainis'' "Kẻ đen", ''Skotia'' "Kẻ đen tối", ''Androphonos'' "Kẻ giết người", ''Anosia'' "Tội lỗi", và ''Tymborychos'' "Kẻ đào huyệt",[46] cho thấy bản chất đen tối hơn, bạo lực hơn của nữ thần.[46]
 
== Thần thoại về Aphrodite ==