Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Richard Nixon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
| successor4 = [[Patrick J. Hillings]]
}}
'''Richard Milhous Nixon''' (phiên âm tiếng Việt : '''Ri-chớt Min-hau Ních-xơn''') (9 tháng 1 năm 1913 – 22 tháng 4 năm 1994) là [[Danh sách Tổng thống Hoa Kỳ|tổng thống thứ 37]] của [[Hợp chúng quốc Hoa Kỳ]]. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu từ năm 1969, kết thúc khi ông từ chức vào năm 1974, khiến ông là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ. Trước đó, Nixon từng phục vụ trong vai trò là một [[nghị sĩ]] của [[đảng Cộng hòa]] tại [[Hạ viện Hoa Kỳ|Hạ viện]] và [[Thượng viện Hoa Kỳ|Thượng viện]] liên bang, đại diện cho [[California]]; và từng đảm nhiệm chức vụ [[Phó Tổng thống Hoa Kỳ|Phó Tổng thống]] thứ 36 của Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1961.
 
Nixon sinh tại Yorba Linda, California; ông tốt nghiệp Học viện Whittier vào năm 1934 và Trường Luật Đại học Duke vào năm 1937, rồi quay về California hành nghề luật. Đến năm 1942, ông cùng phu nhân là [[Pat Nixon]] chuyển đến [[Washington, D.C.]] để làm việc cho chính phủ liên bang. Sau đó, ông phục vụ cho [[Hải quân Hoa Kỳ]] trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Đến năm 1946, Nixon được cử tri tại [[California]] bầu vào Hạ nghị viện liên bang, ông tái cử vào năm 1948, và được bầu vào Thượng nghị viện liên bang vào năm 1950. Hành động theo đuổi vụ án Alger Hiss đem lại Nixon danh tiếng là một nhân vật [[Chủ nghĩa chống Cộng|chống Cộng]] hàng đầu, khiến ông trở nên nổi bật trên toàn quốc. Ông là nhân vật đồng tranh cử với [[Dwight D. Eisenhower]] trong bầu cử tổng thống năm 1952, sau đó ông phục vụ tám năm trong cương vị phó tổng thống. Ông tiến hành một chiến dịch tranh cử tổng thống không thành công vào năm 1960, thất bại sít sao trước [[John F. Kennedy]], và thất bại khi tranh cử Thống đốc California vào năm 1962. Năm 1968, ông lại tiến hành chiến dịch tranh cử tổng thống và đắc cử.
Dòng 60:
Nixon ban đầu gia tăng sự tham dự của Hoa Kỳ trong [[Chiến tranh Việt Nam]], song đến năm 1972 thì ông chấm dứt sự tham dự này. Chuyến công du của Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 mở ra những giao thiệp giữa hai quốc gia và cuối cùng dẫn đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ông đề xướng chính sách hòa hoãn và ký [[Hiệp ước ABM|Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo]] với [[Liên Xô]] trong cùng năm. Về đối nội, chính phủ của ông thường đi theo các chính sách nhằm chuyển giao quyền lực từ trung ương cho các bang. Trong các vấn đề khác, ông đưa ra các sáng kiến nhằm chống ung thư và ma túy bất hợp pháp, áp đặt kiểm soát lương và giá, thúc đẩy cấm chỉ kỳ thị chủng tộc trong các trường học miền Nam, thi hành các cải cách môi trường, và ban hành các điều luật nhằm cải cách y tế và phúc lợi. Ông chỉ huy các cuộc đổ bộ mặt Trăng bằng [[Apollo 11]], thay thế thăm dò không gian có người lái bằng [[Chương trình tàu con thoi|các sứ mệnh con thoi]]. Ông tái đắc cử vào năm 1972 với chênh lệch phiếu lớn.
 
Trong thời gian nhiệm kỳ thứ nhì của Nixon, tại Trung Đông xảy ra [[Chiến tranh Yom Kippur|một cuộc khủng hoảng]], dẫn đến một [[Khủng hoảng dầu mỏ 1973|lệnh cấm vận dầu mỏ]] và tái khởi động tiến trình hòa bình Trung Đông. Cùng với đó là một loạt tiết lộ liên tục về [[vụ Watergate|bê bối Watergate]], Nixon mất đi phần lớn ủng hộ chính trị của mình khi bê bối leo thang, và đến ngày 9 tháng 8 năm 1974 thì ông từ chức khi phải đối diện với tình hình gần như chắc chắc bị luận tội và bãi chức. Sau khi từ chức, Nixon được người kế nhiệm là [[Gerald Ford]] ân xá. Khi về hưu, công việc của Nixon giống như của một nguyên lão, ông là tác giả của chín cuốn sách và thực hiện nhiều chuyến đi ra ngoại quốc, giúp khôi phục hình ảnh công chúng của mình. Ông suy nhược do đột quỵ vào ngày 18 tháng 4 năm 1994, và từ trần bốn4 ngày sau đó.
 
==Sinh hoạt ban đầu==