Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hugo Chávez”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
n Đã điền vào 2 chú thích trần dùng 2 (through ReFill) - converting bar refs into templates
Dòng 64:
Tháng 4/2002, [[Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras]] cùng với [[liên đoàn lao động CTV]] đã kêu gọi một cuộc xuống đường để phản đối khả năng [[điều hành kinh tế]] yếu kém của Hugo Chavez. Lần biểu tình đó đã dẫn tới một cuộc đảo chính lật đổ thành công Hugo Chavez, đưa ông [[Pedro Carmona]] lên làm nhà lãnh đạo mới của Venezuela. Đã xảy ra nổ [[súng]] vào một đám đông [[biểu tình]] khiến cho các tướng lĩnh đổ lỗi cho Chavez và yêu cầu ông phải từ chức, dù thực tế ai là hung thủ của vụ nổ súng thì đến nay vẫn chưa rõ.<ref>Jones, Bart (2008), Hugo! The Hugo Chávez Story: From Mud Hut to Perpetual Revolution, London: The Bodley Head. pp305-6</ref> Ngay sau đó, chia rẽ xuất hiện trong liên minh tân chính phủ và tướng [[Efrain Vasques]] - tư lệnh lục quân Venezuela đưa Chavez trở lại nắm quyền. Một đồng minh lâu năm của ông Chavez, [[William Farinas]], đã gọi điện cho những người đứng đầu đảo chính, cả quân sự và dân sự: ''"Tôi quen họ cả. Khi nghe giọng nói của họ, tôi nhận ra họ đang sợ hãi và không biết phải làm gì. Họ không có kinh nghiệm điều hành chính quyền"'', ông kể lại.
Cuộc đảo chính cho thấy Hugo Chavez đã để mất đi nhiều sự ủng hộ của người dân. Phe đối lập cáo buộc ông đã không diệt trừ được [[tham nhũng]]. Họ cho rằng việc ông đưa lực lượng vũ trang vào "tiến trình phát triển tự do" và cho những nhân vật [[quân sự]] quản lý bộ máy [[ngân sách]] cồng kềnh, ông Chavez đã tạo điều kiện cho [[tham nhũng]] lan rộng ngay trong giới quân sự. Cải cách tư pháp thì chưa đâu vào đâu. Các thể chế mới không đem lại điều gì ngoài việc đẻ ra một loạt chức sắc [[bất tài]] do ông chỉ định. Đường lối [[kinh tế]] khiến cho Venezuela càng phụ thuộc hơn nhiều vào [[dầu mỏ]] và đưa tới một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng. Giá trị đồng tiền giảm đáng kể cũng là một hậu quả của việc này.<ref>[{{cite web|url=http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Phan-tich/2002/04/3B9BB2AD/ |title=Vì sao đảo chính ở Venezuela thất bại?]|first=|last=VnExpress|date=|website=Tin nhanh VnExpress|accessdate=27 Tháng mười hai 2018}}</ref>
[[Tập tin:Hugo Chávez on USS Yorktown.jpg|nhỏ|Hugo Chávez đến thăm Mỹ năm 2002]]
Tháng 10/2002, hàng triệu [[người Venezuela]] thuộc mọi tầng lớp đổ xuống diễu hành trên các con đường thủ đô [[Caracas]], hô vang khẩu hiệu: '''"Biểu tình!"''', '''"Không lùi bước"''' chống lại Hugo Chavez. Lời hiệu triệu của những người biểu tình ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng của các tổ chức công đoàn và nghiệp đoàn lớn nhất đất nước, như Liên đoàn Công nhân Venezuela hay Phòng Doanh nghiệp Fedecamaras. Chính phủ đã triển khai binh sĩ và lực lượng an ninh khắp Caracas, để chặn người biểu tình phản đối trên đại lộ 6 làn đường Libertador.<ref>[http://vnexpress.net/SG/The-gioi/2002/10/3B9C128C/ Hàng triệu người Venezuela biểu tình chống tổng thống]</ref>
Dòng 108:
Những người viết tiểu sử về ông là Marcano và Tyszka tin rằng chỉ trong vài năm của nhiệm kỳ tổng thống, ông ''"đã giành được vị trí của mình trong lịch sử như là tổng thống được yêu thương và thân thiện nhất của người dân Venezuela, tổng thống tạo nguồn cảm hứng từ lòng nhiệt thành lớn nhất và sự ảnh hưởng sâu sắc nhất thời đại''<ref>Marcano, Christina and Tyszka, Alberto Barrera (2007). Hugo Chávez: The Definitive Biography of Venezuela's Controversial President. New York: Random House. ISBN 978-0-679-45666-7.</ref>
 
Hàng nghìn người dân Venezuela đổ ra đường trong nước mắt khi Hugo Chavez qua đời. Nhiều nước láng giềng để tang Chavez, nói rằng cái chết của ông là mất mát của khu vực. Bà Maria Alexandra, 46 tuổi, mẹ của 6 đứa con, cho biết trước thời ông, bà sống rất nghèo khổ. ''"Sau [[Giê-su|Chúa Jesus]], có Hugo Chavez"'', bà nói. ''"Trước khi có ông, chúng tôi chẳng có gì. Chính phủ không quan tâm đến chúng tôi... Giờ bọn trẻ có mọi thứ"''.<ref name=vnexpress>{{cite web|url=http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2013/03/vi-sao-nguoi-venezuela-yeu-men-chavez-1/|title=VnExpress - Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất|first=|last=VnExpress|date=|website=Tin nhanh VnExpress|accessdate=27 Tháng mười hai 2018}}</ref>
 
Thắng cử lần đầu năm 1998, Chavez nổi tiếng bởi chính sách ủng hộ chủ nghĩa xã hội và tái phân phối của cải trong xã hội, phê phán nền kinh tế tự do kiểu mới. Ông đã đưa ra những chính sách tích cực và đạt được thành tựu đáng kể. Theo dữ liệu được tờ The Guardian của Anh công bố, Chavez, trong 10 năm đầu cầm quyền, đã đưa chỉ số [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] của Venezuela tăng gần gấp đôi, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tử vong ở trẻ sơ sinh xuống một nửa. Số người dân cực nghèo giảm từ 23,4% vào năm 1999 xuống còn 8,5% sau một thập kỷ. Con số này đã khiến Venezuela trở thành quốc gia có tỷ lệ người nghèo đói thấp thứ ba Mỹ Latin. Lượng tuyển sinh vào các trường đại học tăng gấp đôi, hàng triệu người dân lần đầu tiên được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và số lượng người được hưởng lương hưu tăng gấp 4 lần. Tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người của Venezuela năm 2011 đạt hơn 10.000 USD.<ref name=vnexpress />