Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lacoste”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Yeah!
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{about|một công ty quần áo||Lacoste (định hướng)}}
 
{{Infobox Company
| company_name = Lacoste
| company_logo = [[Image:Lacoste logo.png|200px]]
| company_type = Công ty tư nhân
| company_slogan =
| foundation = [[Pháp]] (1933)
| location = Tổng công ty : [[Paris, Pháp]] Nhà phân phối: [[Troyes]]
| key_people =
| founder = [[René Lacoste]], [[André Gillier]]
| num_employees =
| industry = Bán lẻ
| products = [[Quần áo]], [[Giày dép]], [[Nước hoa]]
| revenue =
| homepage = [http://www.lacoste.com/ lacoste.com]
}}
'''Lacoste''' là một công ty quần áo may sẵn Pháp được thành lập vào năm 1933 chuyên bán các loại quần áo cao cấp, giày dép, nước hoa, đồ da, đồng hồ, kính mát và nổi tiếng nhất với các loại áo thun thể thao. Trong những năm gần đây, Lacoste đã sản xuất các dòng sản phẩm như khăn trải giường và khăn tắm. Công ty có [[biểu trưng|logo]] là hình con [[cá sấu]] màu xanh lá cây.
 
Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty bao gồm các hãng như [[Sergio Tacchini]], [[Fred Perry]], [[Polo Ralph Lauren]], [[Tommy Hilfiger]], [[Hugo Boss]], [[Diesel]], [[Kenneth Cole]], [[Guess]].
 
== Lịch sử ==
 
[[René Lacoste]] đã thành lập ''La Chemise Lacoste'' vào năm 1933 cùng với [[André Gillier]],<!-- chủ sở hữu và là giám đốc của của một công ty sản xuất hàng dệt kim lớn nhất nước Pháp vào thời điểm đó.{{Which?|date=April 2011}}-->. Họ bắt đầu sản xuất các áo sơ mi thun thể thao mang nhãn hiệu Lacoste được thiết kế để mặt trên các trận đấu [[quần vợt]] với [[logo]] thêu hình con [[cá sấu]] trên ngực. Ngoài áo sơ mi thun quần vợt, Lacoste còn sản xuất các loại áo thun khác cho môn đánh [[golf]] và [[đua thuyền]]. Vào năm 1951, công ty bắt đầu mở rộng thêm các chủng loại hàng, thêm nhiều áo thun màu khác với trước đây chỉ có màu trắng. Năm tiếp theo, các loại áo này được xuất khẩu sang [[Hoa Kỳ]] và được quảng cáo là "một biểu trưng của những ai đam mê thể thao", đã làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn quần áo của tầng lớp thượng lưu thời kỳ đó. Đây vẫn là một trong những thương hiệu quần áo may sẵn nổi tiếng nhất Hoa Kỳ.
 
[[Image:Tennis-shirt-lacoste.jpg|left|thumb|130 px|Một chiếc áo sơ mi thun Lacoste cho môn quần vợt, trong bộ sưu tập xuân 2006.]]
 
Vào năm 1963, [[Bernard Lacoste]] đã được cha mình là Réne chuyển giao lại quyền quản lý. Những tăng trưởng đáng kể của công ty được xem là nhờ vào tài quản lý của Bernard. Khi ông trở thành chủ tịch, có khoảng 300.000 sản phẩm Lacoste được bán ra hàng năm. Thương hiệu Lacoste đạt đến tầm cao ở Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 70 và vào những năm thập niên 80 chúng xuất hiện thường xuyên trong các tủ quần áo hiện đại ở Hoa Kỳ, thậm chí còn được đề cập trong cuốn ''[[Official Preppy Handbook]]'' (Sổ tay hiện đại chính thức) của Lisa Birnbach vào năm 1980. Công ty cũng bắt đầu sản xuất các mặt hàng khác trong dòng sản phẩm của mình như quần soọc, nước hoa, mắt kính và kính mát, giày thể thao, giày thủy thủ, giày đi bộ, đồng hồ và nhiều đồ da khác.
 
Tại Mỹ vào những năm 70 và 80, [[Izod]] và Lacoste thường được sử dụng thay thế cho nhau vì đầu thập niên 50, Izod sản xuất các loại quần áo được gọi là [[Izod Lacoste]] thông qua giấy phép buôn bán của Hoa Kỳ. Quan hệ đối tác này chấm dứt vào năm 1993 khi Lacoste giành vị trí độc quyền của Hoa Kỳ cho việc phân phối áo thun chính hãng. Vào năm 1977, [[Le Tigre Clothing]] được thành lập với nỗ lực có thể chính thức cạnh tranh với Lacoste tại thị trường Mỹ, hãng này bán cùng một mặt hàng, nhưng lại có logo hình con hổ thay vì con cá sấu của Lacoste.
 
Gần đây hơn, sự phổ biến của Lacoste càng ngày càng tăng thêm do nhà thiết kế Christophe Lemaire đã sáng tạo và làm việc hiện đại hơn, và có cái nhìn cao cấp hơn. Vào năm 2005, gần 50 triệu sản phẩm Lacoste được bán trên 110 quốc gia. Sự phát triển của hãng càng tăng thêm do có các hợp đồng giữa Lacoste với một vài tay vợt trẻ, bao gồm ngôi sao quần vợt Mỹ [[Andy Roddick]], tay vợt Pháp triển vọng [[Richard Gasquet]], và tay vợt đạt huy chương vàng Olympic người [[Thụy Sĩ]] [[Stanislas Wawrinka]]. Lacoste cũng bắt đầu gia tăng sự hiện diện của chính hãng trong lĩnh vực [[golf]], trong đó lưu ý đến hai lần nhà vô định giải [[Masters Tournament]] là [[José María Olazábal]] và tay golf người [[Scotland]] là [[Colin Montgomerie]] đã mặtmặc áo Lacoste trong các trận đấu của họ.
 
Bernard Lacoste trở nên bệnh trầm trọng vào đầu năm 2005, dẫn đến việc chuyển giao quyền chủ tịch của Lacoste cho em trai của ông và người cộng tác thân thiết trong nhiều năm là [[Michel Lacoste]]. Bernard qua đời tại [[Paris]] vào ngày 21 tháng 3 năm 2006.
 
Lacoste cấp phép nhãn hàng của mình cho nhiều công ty khác nhau. Gần đây nhất Devanlay đã sở hữu giấy phép độc quyền kinh doanh quần áo trên toàn thế giới của hãng, mặc dù Lacoste Polo Shirts cũng đồng thời được cấp giấy phép ở [[Thái Lan]] bởi ICC và cả [[Trung Quốc]]. [[Pentland Group]] đã độc quyền sản xuất giày dép của Lacoste, [[Procter & Gamble]] sở hữu độc quyền sản xuất nước hoa của Lacoste và [[Samsonite]] hiện đang giữ giấy phép sản xuất túi xách và đồ da Lacoste.
 
Vào tháng 6 năm 2007, Lacoste đã giới thiệu [[website]] thương mại chính thức của hãng tại thị trường Hoa Kỳ.<ref>http://shop.lacoste.com</ref>
Hàng 39 ⟶ 43:
== Liên kết mở rộng ==
{{Commons category}}
 
* [http://www.lacoste.com Official Website]
* [http://www.facebook.com/lacoste Official Facebook Page]