Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Đế quốc La Mã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
Em trai của Titus là [[Domitian]] lên nối ngôi. Mặc dù Vespasian và Titus đều đã có quan hệ không tốt với Viện nguyên lão, ở thời Domitian mối quan hệ đó thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn. Ông thẳng thừng dẹp bỏ cái vỏ Cộng hòa mà cha và anh mình còn cố ngụy trang, thậm chí là thường xuyên xuất hiện với trang phục quân đội.
 
Đối với dân chúng, Domitian rất biết cách xử sự. Ông trao những tặng phẩm cho mọi công dân thành RomeLa Mã, tổ chức những trò mua vui ở đấu trường và tiếp tục các công trình công cộng của đời trước. Ông cũng để lại cho những người kế vị một ngân khố đầy ắp. Ở bên ngoài, dưới thời Domitian, quân đội La Mã đã tấn công [[Caledonia]] (nay là [[Scotland]]) và [[Dacia]] (bao gồm [[Romania]] và [[Moldova]] ngày nay). Mặc dù giành được một vài thắng lợi nhưng họ không chinh phục hoàn toàn được những nơi này.
 
Những năm sau này, Domitian trở nên hoang tưởng và gây ra nhiều vụ bắt bớ, tử hình, tịch biên tài sản. Cuối cùng ông bị những kẻ thù trong Viện nguyên lão ám sát chết vào năm 96.
Dòng 93:
===Trajan (98-117)===
[[File:RomanEmpire 117.svg|thumb|300px|Sự mở rộng của La Mã dưới thời Trajan.]]
Triều đại của Trajan được đánh dấu bằng những chiến công to lớn ngoài chiến trường. Sau khi lên ngôi, Trajan chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành một chiến dịch quân sự nhắm vào Dacia, nơi đã đối đầu với RomeLa Mã từ lâu. Năm 101, Trajan tự mình vượt sông Danube và đánh bại vua Dacia là [[Decebalus]] ở Tapae (xem [[trận Tapae lần hai]]). Vị hoàng đế không tiếp tục chinh phục triệt để vì cần tái tổ chức lại quân đội, nhưng thay vào đó ông buộc người Dacia phải ký một hòa ước với những điều khoản hết sức nặng nề. Năm 105, Trajan một lần nữa tiến quân và sau một năm chinh chiến thì đã đánh chiếm được kinh đô của người Dacia là [[Sarmizegetusa Regia]]. Vua Decebalus tự sát để không rơi vào tay địch và từ đó Dacia trở thành một tỉnh của La Mã. Cuộc chinh phục Dacia được xem là một chiến tích lớn của Trajan. Ông hạ lệnh ăn mừng trong 123 ngày trên toàn đế chế và cho xây dựng [[cột trụ Trajan]] ở Romethành La Mã để tôn vinh chiến thắng.
 
Cũng cùng khoảng thời gian này thì một trong những vị vua chư hầu của RomeLa Mã là [[Rabbel II Soter]] đã qua đời. Sự kiện đó có thể đã dẫn đến sự sáp nhập [[vương quốc Nabataean]] vào La Mã. Trên vùng đất này, người La Mã lập ra tỉnh [[Arabia Petraea]] (ngày nay thuộc Nam [[Jordan]] và Tây Bắc [[Ả Rập Saudi]]).<ref>Bennett, Trajan, 172-182</ref>
 
Từ thời Nero, hai đế chế La Mã và Parthia đã cùng chia sẻ việc kiểm soát [[vương quốc Armenia]], với vương triều Arsacid ở đây là một nhánh của hoàng tộc Parthia. Năm 112, Trajan tức giận vì việc vua [[Osroes I của Parthia]] đưa cháu mình là [[Exedares]] lên ngai vàng Armenia. Sự kiện này đã phá vỡ thế cân bằng quyền lực ở Armenia và cũng chấm dứt luôn hòa ước giữa hai đế chế đã tồn tại 50 năm.<ref>Statius Silvae 5.1; Dio Cassius 68.17.1.; Arrian Parthica frs 37/40</ref> Các quân đoàn La Mã lại sẵn sàng xung trận.
Dòng 130:
Sau cái chết của Commodus, Pertinax trở thành hoàng đế nhưng bị Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã ám sát vào tháng 3 năm 193. Sau đó, vào cùng ngày, Didius Julianus đã đánh bại [[Titus Flavius Sulpicianus]] (cha vợ của Pertinax) để giành ngai vàng. Flavius hứa trả cho mỗi binh sĩ 20,000 sestertii để mua chuộc lòng trung thành của họ, nhưng Didius Julianus trả tới 25,000.<ref>Cassius Dio, lxxiv, 11.5.</ref> Bị các binh lính đe dọa, Viện nguyên lão tuyên bố Didius Julianus là hoàng đế vào ngày 28 tháng 3.<ref>Cassius Dio, lxxiv, 12; Historia Augusta, ''Didius Julianus'', 3.3</ref>
 
Thế nhưng, lại có thêm 3 người nữa tranh giành ngôi vua, bao gồm Pescennius Niger ở [[Syria]], Clodius Albinus ở Anh, và Septimius Severus ở [[Pannonia]]. Septimius Severus tiến vào Romekinh đô La Mã và xử tử Didius Julianus vào tháng 6 năm 193, sau đó giải tán Đội vệ sĩ của Hoàng đế La Mã và tử hình những kẻ đã giết Pertinax.<ref>Cassius Dio, lxxv, 1.1</ref> Củng cố lại lực lượng, Septimius Severus chiến đấu với phe Pescennius Niger ở [[Cyzicus]] và [[Nicea]] vào năm 193 và cuối cùng đánh bại triệt để ông ta ở [[Issus]] vào năm 194.
 
Clodius Albinus lúc đầu ủng hộ Septimius Severus vì cho rằng mình sẽ là người kế vị. Khi nhận ra rằng Severus có những ý định khác, Albinus đã tự xưng hoàng đế vào năm 195 nhưng bị đánh bại trong [[trận Lugdunum]] vào năm 197.
Dòng 138:
Vương triều Severus (tiếng Anh: Severan Dynasty) gồm các hoàng đế Septimius Severus (193–211), [[Caracalla]] (211–217), [[Macrinus]] (217–218), [[Elagabalus]] (218–222), và [[Alexander Severus]] (222–235). Thời đại này mở đường cho những nhà thống trị có nguồn gốc Syria như Elagabalus và Alexander Severus. Sau khi lên ngôi, Septimius Severus chi những khoản tiền lớn cho quân đội để bảo đảm sự trung thành và thay thế các thành viên Viện nguyên lão bằng các viên chức đẳng cấp Kỵ Sĩ (tiếng Anh: equestrian) cho những vị trí quan trọng. Ông cũng hủy bỏ những phiên tòa xử án từ thời Cộng hòa. Nhờ vậy, Septimius Severus đã mở rộng quyền hạn của hoàng đế.
 
Con trai của Septimius Severus là Marcus Aurelius Antoninus (biệt danh Caracalla) khi lên kế vị đã dẹp bỏ tất cả sự phân biệt giữa người Italy và người ở tỉnh, cho thi hành [[Constitutio Antoniniana]] vào năm 212, trong đó mở rộng [[quyền công dân La Mã]] cho mọi người sinh sống tại đế chế. Ông cũng dựng lên [[nhà tắm Caracalla]] nổi tiếng ở Romekinh đô La Mã mà kiến trúc của nó đã là mẫu mực cho nhiều công trình công cộng tưởng niệm khác. Caracalla bị ám sát vào năm 217,<ref>Grant, The History of Rome, p. 279</ref> sau đó thì nhiều người phụ nữ quyền thế đã chi phối triều chính, bao gồm [[Julia Maesa]], [[Julia Soaemias]] và [[Julia Avita Mamaea]]. Chính họ đã lần lượt đưa Elagabalus và Alexander Severus lên kế vị vào các năm 218 và 222.
 
Vào cuối vương triều Severus, quyền lực của Viện nguyên lão có vẻ như lại phục hồi và có nhiều cải cách tài chính được ban bố. Mặc dù có những thắng lợi trước [[Đế chế Sassanid]] mới nổi lên thay thế Đế chế Parthia ở phương Đông (nhiều sử gia xem [[Đế chế Achaemenes]] thời cổ, Đế chế Parthia và Đế chế Sassanid đều là [[Đế quốc Ba Tư|Đế chế Ba Tư]] nên dù La Mã chiến tranh với Parthia hay Sassanid thì họ đều gọi chung là chiến tranh với Ba Tư) nhưng rồi Alexander Severus lại đánh mất khả năng kiểm soát quân đội và bị ám sát vào năm 235. Cái chết của ông mở đầu cho một thời kỳ của những hoàng đế xuất thân từ quân đội và gần nửa thế kỷ nội chiến và tranh chấp.
Dòng 148:
Sau khi Augustus kết thúc nội chiến (thế kỷ thứ 1 TCN), Đế chế La Mã đã trải qua một thời đại hòa bình, ít bị ngoại xâm và kinh tế phồn thịnh (''Pax Romana''). Tuy nhiên, tới thế kỷ 3 thì Đế chế phải trải qua những cuộc khủng hoảng chính trị, quân sự, kinh tế và bắt đầu suy sụp. Lúc nào cũng có những cuộc xâm lăng của man tộc, nội chiến và lạm phát.
 
Một phần vấn đề này có gốc rễ từ việc Augustus không định ra những luật lệ cụ thể để xác định người kế vị. Từ thế kỷ 1 và 2, vấn đề kế vị cũng đã gây ra những cuộc nội chiến ngắn, nhưng tới thế kỷ 3 thì nội chiến xảy ra liên miên khi mà chẳng kẻ giành ngôi nào nhanh chóng trấn áp được đối thủ hoặc ở ngôi được lâu. Trong khoảng thời gian này có không dưới 25 vị hoàng đế đã cai trị RomeLa Mã, và trừ ra 2 người thì tất cả họ đều bị ám sát hoặc tử trận trên chiến trường. Các công dân cũng không còn dự phần nhiều vào việc quản lý ở địa phương như trước. Chuyện này buộc hoàng đế phải can dự vào và từ từ nâng cao vai trò trách nhiệm của chính phủ.
 
Thêm vào nữa, kiểu tập trung quân ở biên giới của quân đội La Mã không thể chống lại được những cuộc xâm lăng một khi kẻ địch đã lọt qua. Ở phía đông, đế chế Sassanid tấn công La Mã quyết liệt hơn nhiều so với đế chế trước nó là Parthia.<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 234</ref> Vào năm 253, hoàng đế Sassanid là [[Shapur I]] tiến quân sâu vào lãnh thổ La Mã, đánh bại quân La Mã trong [[trận Barbalissos]]<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 236</ref> và chinh phục [[Antioch]].<ref>Grant, The History of Rome, trang 283</ref> Tiếp đó, vào năm 260, trong [[trận Edessa]], lại một lần nữa quân La Mã bại trận trước Sassanid<ref>Matyszak, The Enemies of Rome, trang 237</ref> và hoàng đế La Mã lúc đó là [[Valerian]] bị bắt giữ.<ref>Grant, The History of Rome, trang 283</ref>
Dòng 222:
Mặc dù La Mã từng phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng có lẽ không thế lực nào hung hãn và đáng sợ hơn [[người Hung]]. Dưới sự chỉ huy của vua [[Attila]], người Hung đã nhiều lần vượt sông Danube cướp phá Đông La Mã, buộc các hoàng đế ở Constantinople phải cống nạp cho họ rất nhiều của cải. Năm 450, [[Honoria]], nguyên là chị gái của hoàng đế Tây La Mã [[Valentinian III]], tự ý gửi nhẫn đính hôn cho Attila. Ông ta đòi một nửa Tây La Mã làm của hồi môn, và khi bị từ chối, Attila đã lấy cớ này để dẫn quân tràn sang phía Tây.<ref>A modern narrative based these sources can be found in E.A. Thompson, ''The Huns'' (Oxford: Blackwell, 1996), pp. 144–48.</ref> Quân Hung tàn phá xứ Gaul, đe dọa chiếm cả Tây Âu và chỉ bị chặn lại sau [[trận những cánh đồng Catalaunia]] trước liên quân La Mã và Visigoth do tướng Aetius lãnh đạo. Trận chiến này được ghi nhận như một trong những trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử với những tổn thất thương vong ghê gớm cho cả hai bên.<ref>Gibbon, ''Decline and Fall'', volume II, p.285.</ref> Sang năm sau, Attila lại một lần nữa kéo quân vào Tây La Mã, lần này thì tấn công Italy và dự định tiến thẳng vào cố đô La Mã. Thế nhưng khi đã tiến tới gần thành La Mã thì Attila lại dừng lại và rút quân trở về. Nguyên do của việc này có thể là do sự kết hợp giữa dịch bệnh đang hoành hành trong nội bộ quân Hung, cuộc đàm phán của [[Giáo hoàng Lêô I|giáo hoàng Leo I]] và việc quân Đông La Mã tấn công vùng đất của ông ta từ phía sau.<ref>Hydatius, Chron Min. ii pp.26ff</ref> Mối nguy hiểm từ người Hung chỉ kết thúc sau cái chết của Attila vào năm 453.
 
Ở phía nam, [[người Vandal]] đánh chiếm [[Carthage]] vào năm 439 và xây dựng một hạm đội hùng mạnh để quấy nhiễu vùng biển phía Tây và Nam của [[Địa Trung Hải]]. Valentinian III giết Aetius vào năm 454 để rồi một năm sau ông cũng bị ám sát chết bởi những người ủng hộ viên tướng này. Người Vandal nhân cơ hội đó để tiến vào [[Cuộc cướp phá Romethành La Mã (455)|cướp phá Romethành La Mã]] (năm 455).
 
Năm 476, một viên tướng người German là [[Odoacer]] nổi dậy làm chính biến lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã là [[Romulus Augustus]]. Đế chế Tây La Mã diệt vong ở đây. Về danh nghĩa thì Odoacer là chư hầu của Đông La Mã nhưng thực tế thì chính ông mới là người trị vì Italy. Trên đất đai cũ của Tây La Mã, ba vương quốc mới dần được thành lập gồm vương quốc [[người Ostrogoth|Ostrogoth]], vương quốc [[người Lombard|Lombard]] và vương quốc [[người Frank|Frank]].