Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
 
== Kiến trúc ==
Đền Vua Đinh được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc,<ref>[http://www.dangcongsan.vn/tiengviet/chuyende/ninhbinh/details.asp?topic=163&subtopic=297&leader_topic=833&id=BT2040765496 Hình ảnh về đền vua Đinh]</ref>, trục chính đạo hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa, trên núi có lăng mộ vua [[Đinh Tiên Hoàng]]. Đền [[vua]] [[Nhà Đinh|Đinh]] được xây dựng trên nền cung điện kinh đô [[Hoa Lư]] xưa. Xung quanh khu vực này, các nhà khảo cổ đã đào được một mảng sân gạch có họa tiết hoa sen và đôi phượng vờn nhau. Trên mặt gạch có dòng chữ "Đại Việt Quốc quân thành chuyên" và "Giang tây quân"; chứng tỏ đây là những viên gạch thời [[Nhà Đinh|Đinh]] - [[Nhà Tiền Lê|Lê]].
 
===Khuôn viên===
Dòng 15:
 
==Dấu ấn mỹ thuật==
Người [[cố đô Hoa Lư]] lập đền thờ Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] cũng như vẽ tranh thờ [[Đinh Tiên Hoàng]] đều theo cách riêng của mình. Điều khác biệt làm nên sự phức tạp đó chính là mối quan hệ giữa dân gian và bác học được dung hợp và nhuần nhuyễn trong văn hóa làng. Một cái nhìn cận cảnh về văn hóa làng qua bia ký ở hai ngôi đền [[vua]] [[Đinh]], [[vua]] [[Nhà Tiền Lê|Lê]] là việc khảo sát các dữ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng được ghi lại trên 7 chiếc bia đá còn lại đến nay. Đền Đinh - Lê là một trong những ngôi đền lớn ở [[Việt Nam]] còn sót lại. Qua các triều đại, hai ông vua được phong tặng nhiều mỹ hiệu. Trong chiếc bia ở đền vua Đinh nhắc đến việc thờ tự hương hỏa, nhìn vào danh sách công đức người ta hình dung được các vị chức sắc, các gia tộc thời đó. Chiếc bia cuối cùng khắc năm 1843 cũng thấy rất nhiều tên tuổi các cựu lý trưởng, ông cai, ông xã trưởng và các họ tộc. Nhìn vào danh sách các tên tuổi lại thấy những họ Dương, họ Bùi, họ Phạm, họ [[Nguyễn]], họ Ngô... Như thế miếu thờ vua [[Đinh]], vua Lê chưa bao giờ là của riêng một dòng họ [[Đinh]], họ [[Lê]] nào cả. Vua [[Nhà Đinh|Đinh]] - vua [[Lê]] ở đây trở thành một thượng đẳng thần không của riêng một dòng họ nào. Các bia đá ở đền hai [[vua]] Đinh - Lê sớm thấy sự xuất hiện tên tuổi, quê quán những người thợ tạc bia.
 
Những dấu ấn văn hóa [[Hán]] - [[Mãn]] ([[Trung Hoa]]) đến từ một địa khí hậu lạnh-khô bị khúc xạ trong một môi trường nóng-ẩm sau lũy tre làng ở [[Hoa Lư]] ([[Bắc Bộ]] - [[Việt Nam]]). Nếu như rồng hay kỳ lân ở [[Trung Hoa]] thường xuất hiện cùng mây, gió thì ở đây, nó đã bị gắn vào môi trường sông nước. Làng nước như ở [[đồng bằng Bắc Bộ]], trước hết là những ngôi làng ven sông, nhìn đâu cũng thấy ao hồ, đầm phá. Địa văn hóa của mảnh đất [[Hoa Lư]] vốn càng như vậy. Con rồng phun nước chứa đựng những ước mong "lạy trời mưa xuống" của các cư dân lúa nước. Thế nên cạnh bên những con rồng rất [[Trung Hoa]] là những con [[cá]] con tôm tung tăng trong các đám mây. Dễ nhận thấy những nét tương đồng, ảnh hưởng của cách tạo hình ở những bức bệ rồng ở các cung điện đền đài [[Trung Hoa]] với các sập rồng ở đền [[vua]] [[Nhà Đinh|Đinh]]. Nhưng cũng chính ở đây người ta dễ dàng nhận thấy những dấu ấn mỹ thuật của văn hóa làng - nước của người [[Việt]]. Nhận xét về tính độc đáo của sập rồng ở đền vua [[Đinh Tiên Hoàng]] ở [[Hoa Lư]], các nhà nghiên cứu cho rằng sập rồng đặc biệt đẹp sau những cơn giông mùa Hạ. Mặt sập loang loáng nước, như con rồng đang vẫy đạp để bay lên chín tầng mây. Ở [[Trung Hoa]] không có cảnh tượng này. Không phải ở Bắc Kinh, Nam Kinh hay Khúc Phủ không có những cơn giông mùa Hạ, mà cốt yếu ở đây là cảm thức địa văn hóa khác nhau. Các bệ rồng [[Trung Hoa]] được đặt ở vị trí nghiêng, dốc theo lối đi nên không đọng được nước mưa. Hai sập đá có chạm hình rồng trên mặt sập tạo hình tuy có khác nhau về phong cách tạo hình và niên đại nhưng đều giống nhau trong cách tạo đường diềm bao bốn bên để không cho nước mưa thoát ra nên hễ có mưa là rồng gặp nước... thỏa ước mong vùng vẫy.
 
==Ảnh==