Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Việt Nam Dân chủ Cộng hòa}}
'''Việt Nam Dân chủ Cộng hòa''' là [[nhà nước]] ở [[Đông Nam Á]], được [[Hồ Chí Minh|Chủ tịch Hồ Chí Minh]] tuyên bố thành lập vào ngày [[2 tháng 9]] năm [[1945]] tại [[Hà Nội]]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước có chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Hien-phap/Hien-phap-1946-Viet-Nam-Dan-Chu-Cong-Hoa-vb36134t6.aspx Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]</ref><ref>[http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=890 Hiến pháp năm 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]</ref>, được thông qua bởi [[Quốc hội Việt Nam khóa I]], dù nhiều vùng [[lãnh thổ]] sau này bị [[quản lý]] thực tế bởi các lực lượng ngoại quốc và [[nhà nước]] khác. Cuối [[Chiến tranh Đông Dương|Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất]], Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]]. Từ năm [[1954]]–[[1976]], Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước độc lập theo [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|Chủ nghĩa xã hội]], tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ [[Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ|lãnh thổ Việt Nam]] và [[quản lý]] thực tế [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc Việt Nam]] (không thể thống nhất với [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]] do [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] bị [[Hoa Kỳ]] vi phạm).
 
Trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], [[Việt Nam]] từ chỗ là [[thuộc địa]] của [[Pháp]] đã trở thành [[thuộc địa]] của [[Nhật Bản]] sau khi Pháp đầu hàng và trao toàn bộ [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] cho [[Phát xít Nhật Bản]] vào [[Tháng ba|tháng 3]] năm [[1945]]. Ngay sau khi [[Nhật Bản đầu hàng|Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh]], bao gồm cả [[Việt Minh]] (Việt Minh là lực lượng ở [[Việt Nam]] hợp tác với [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|phe Đồng Minh]]) và [[Cách mạng tháng Tám|Cách mạng tháng 8]] năm [[1945]] thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập tại [[Hà Nội]], chính quyền mới được thiết lập trên toàn bộ đất nước. Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]], người lãnh đạo [[Việt Minh]], trở thành người đứng đầu [[chính phủ]] mới và đã ngay lập tức lên kế hoạch tổ chức cuộc [[Tổng tuyển cử]] toàn quốc để Việt Nam có [[chính phủ]] và [[nhà nước]] chính danh. Ngay sau khi Pháp quay lại Việt Nam, thì [[Chiến tranh Đông Dương|Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất]] đã nổ ra vào năm [[1946]]. Sau 9 năm chiến tranh, năm [[1954]], Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành thắng lợi, [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] được ký kết giữa các bên tham chiến, Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 vùng tập kết tạm thời, lấy [[Vĩ tuyến 17 Bắc|vĩ tuyến 17]] làm ranh giới. Lực lượng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết về [[Miền Bắc (Việt Nam)|miền Bắc Việt Nam]], trong khi đó, [[Quân đội Pháp]] và [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] (thuộc Liên hiệp Pháp) tập kết về [[Miền Nam (Việt Nam)|miền Nam Việt Nam]], quân Pháp sẽ rút hết khỏi Việt Nam sau 2 năm.
 
[[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] xác định cuộc [[tổng tuyển cử]] thống nhất lãnh thổ Việt Nam sẽ diễn ra vào năm [[1956]]. [[Người Pháp]] chấp nhận đề nghị của Thủ tướng [[Phạm Văn Đồng]], trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<ref>''The Pentagon Papers'' (1971), Beacon Press, vol. 3, p. 134.</ref>, là cuộc [[tổng tuyển cử]] thống nhất sẽ được đặt dưới sự giám sát của các ủy ban tại chỗ<ref>''The Pentagon Papers'' (1971), Beacon Press, vol. 3, p. 119.</ref>. [[Hoa Kỳ]] không công nhận [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]], đồng thời thực hiện "[[Quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam (1948-1975)|Kế hoạch can thiệp]]" nhằm trợ giúp cho [[Quốc gia Việt Nam]] từ chối thi hành tuyển cử<ref>''The Pentagon Papers'' (1971), Beacon Press, vol. 3, p. 140.</ref>. [[Quốc gia Việt Nam]] từ chối thi hành tuyển cử, và cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam đã không thể diễn ra, khiến lãnh thổ Việt Nam bị chia cắt.