Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doãn Uẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 19:
Tháng 10 âm năm 1833, [[Chiến tranh Việt–Xiêm (1833-1834)|quân Xiêm tấn công Đại Nam]] theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi. Các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên nhanh chóng thất thủ. Tuy nhiên, cuối tháng Chạp cùng năm, quân Đại Nam do Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân tới [[An Giang]] đánh úp đạo quân [[Xiêm]] do [[Chao Phraya Bodin Decha|Phi Nhã Chất Tri]] (tức Chao Phraya Bodin Decha), sau đó thừa thắng truy kích sang tận biên giới Xiêm. Ông ở lại [[Vĩnh Long]], thực hiện chính sách ''"Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài"'' của vua [[Minh Mạng]] để vỗ yên dân chúng sau cơn loạn lạc chiến tranh.
 
Tháng 10 âm năm 1833, vua Cao Miên Nặc Ông Chân ([[Ang Chan II]]) bỏ thành [[Phnôm Pênh|Nam Vang]], chạy sang [[Nam Kỳ]] lánh nạn quân Xiêm, vì thành Phiên An (Gia Định) đang trong tay quân Lê Văn Khôi, nên vua Ang Chan cùng triều đình Cao Miên về Vĩnh Long tá túc. Ông cùng bố chính [[Đoàn Khiêm Quang]] tổ chức đón tiếp và lo an cư cho vua Ang Chan ở [[thành Vĩnh Long]]. Đại Nam thực lục chính biên, chépː ''Quốc vương Chân lạp là Nặc Chân đến tỉnh Vĩnh Long, bọn quan lại thuộc hạ và dân chúng đi theo Nặc Chân có đến hơn 1800 người, thuyền hơn 110 chiếc. Trước đây, Nặc Chân đã chạy đến An Giang nhiều lần xin trú ngụ ở Gia Định, nhưng các tướng quân và tham tán cho rằng tỉnh thành chưa hạ được nên chưa cho. Kịp khi Nam Vang và Hà Tiên nối nhau thất thủ, An Giang mới phái thuộc viên ở tỉnh hộ tống bọn Nặc Chân sang Vĩnh Long. Khi đã đến Vĩnh Long, bọn bố chính Đoàn Khiêm Quang và án sát Doãn Uẩn, mở tiệc thết đãi ở dinh đốc học, có hỏi duyên cớ tại sao sợ hãi phải chạy. Chân đáp rằng: tháng trước, nghe tin quân Xiêm kéo đến, liền phái binh biền đi phòng ngự…''
 
Tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834), ông theo lệnh vua Minh Mạng hộ tống vua Ang Chan về nước sau thắng lợi ở trận Thuận Cảng(Vàm Nao)-Cổ Hỗ (nay là chợ Thủ, xã Long Điền A, huyện [[Chợ Mới, An Giang|Chợ Mới]]) tháng chạp năm trước.<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXVIII, thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 4, trang 31.</ref> Đầu tháng 7 năm [[Giáp Ngọ]] (1834), ông được triều về kinh, bổ làm [[Lang trung]] bộ Hình<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 266.</ref>. Cũng trong thời gian đó, [[Nông Văn Vân]], anh vợ của Lê Văn Khôi, bấy giờ là Tri châu Bảo Lạc, cũng nổi dậy ở Bảo Lạc, mở rộng địa bàn chiếm cứ khắp vùng [[Hà Giang]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]]. Doãn Uẩn được bổ làm [[Án sát sứ|Án sát]] [[Thái Nguyên]]<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 270, 318, 375.</ref>, cùng [[Nguyễn Đình Phổ]] và [[Nguyễn Công Trứ]] mang quân đi trấn áp. Tháng 10 năm đó, quân nổi dậy bị trấn áp thu hẹp vùng kiểm soát. Ông ở lại Thái Nguyên vỗ yên dân ở các vùng [[Chợ Mới]], [[Bạch Thông]], [[Chợ Rã]]..., sau đó trược triệu hồi về Kinh vào tháng 2 năm [[Bính Thân]] (1836).