Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thủ Tiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
Sau khi [[Ngô Quyền]] qua đời vào năm [[944]], [[Dương Tam Kha]] cướp ngôi nhà Ngô. Các tướng lĩnh và thổ hào địa phương các nơi không chịu thuần phục, nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau.
 
Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh công, chiếm giữ [[Tiên Du]]. Tại đây, ông trở thành một sứ quân quyền lực với nhiều tài sản, có trang trại lớn gọi là Nguyễn Xá Trang. Theo một số ghi chép thì Nguyễn Thủ Tiệp đã về vùng núi Bát Vạn đắp thành lập lũy tạo thành căn cứ quân sự của mình. Thành cổ núi Bát Vạn hiện vẫn còn dấu tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du với nhiều giai thoại về cuộc đời và sự nghiệp của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp.
 
Theo Việt sử kỷ yếu, Bọn Đỗ Cảnh Thạc, Kiều Tri Hựu, Dương Huy và [[Lã Xử Bình|Ngô (hay Lữ) Xử Bình]], đều là tướng tá của Nam Tấn vương, tranh nhau làm vua sau khi Ngô Xương Văn chết, đều không thành, rồi mỗi người đi chiếm giữ một nơi. Nguyễn Thủ Tiệp đánh [[Dương Huy]], chiếm quận Vũ Ninh, làm chủ cả vùng đất rộng.<ref>Xem cuốn "Việt sử kỷ yếu", tác giả Trần Xuân Sinh, NXB Hải Phòng, trang 78</ref>
 
Sau khi mở rộng thực ấp, lấy cả châu Vũ Ninh, ông tự xưng là '''Vũ Ninh vương''' (武宁王). Nguyễn Thủ Tiệp phong cho Nguyễn Quốc Khanh là Đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ binh sĩ.<ref>Thần tích Đền Nguyễn Sứ Quân, Khắc Niệm, Bắc Ninh</ref>
 
Theo một số ghi chép thì Nguyễn Thủ Tiệp đã về vùng núi Bát Vạn đắp thành lập lũy tạo thành căn cứ quân sự của mình. Thành cổ núi Bát Vạn hiện vẫn còn dấu tích ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du với nhiều giai thoại về cuộc đời và sự nghiệp của sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp.
 
== Bị đánh dẹp ==