Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Katyusha (vũ khí)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
Dàn phóng đa hỏa tiễn Cachisa trong Chiến tranh thế giới lần thứ II được lắp ráp trên rất nhiều loại phương tiện; bao gồm cả xe tải, xe kéo pháo, xe tăng, tàu hỏa bọc thép và cả tàu thủy, như một vũ khí tấn công.
 
Dàn phóng có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng [[thép]], là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Mỗi xe tải có từ 14 tới 48 bộ phóng. Đạn phản lực M-13 đường kính 13,2 mm của hệ thống BM-13 dài 180 cm và nặng 42 kg. Nó được phóng đi bằng hỗn hợp [[nitrat xenlulô]] đặc phụt ra từ trong lòng ống. Hỗn hợp này được đặt trong vỏ thép của quả đạn với một1 ống dẫn đơn giản ở cuối. Quả đạn được cố định bởi bộ gá thăng bằng hình chữ thập. Mỗi đoạn ngòi nổ đều chứa thuốc nổ mạnh, nặng 22 kg. Cự ly bắn khoảng 5,4 km (3,4 dặm). Sau đó đạn phản lực đường kính 82 mm M-8 và đường kính 300 mm M-30 cũng được phát triển.
 
Cachiusa có độ chính xác thấp hơn pháo truyền thống, nhưng khá hiệu quả trong việc oanh tạc và đã làm cho lính Đức rất sợ hãi. Một đợt bắn BM-13, chỉ mất từ bảy7 tới mười10 giây cho một đợt bắn, phóng đi tới 4,35 tấn thuốc nổ tới khu vực rộng 4 hec-ta (10 mẫu Anh). Các khẩu đội Cachiusa thường tập trung với số lượng lớn để gây sốc cho địch quân. Điểm bất lợi là thời gian nạp đạn cho bệ phóng Cachiusa trở nên khá lâu, trong khi pháo truyền thống có thể duy trì tần suất bắn liên tục.
 
=== Sự phát triển ===
Dòng 45:
Kỹ sư I.Gvay cho đội thiết kế bắn thử nghiệm đạn M-132 (132mm) trên dàn pháo đặt trên xe ZiS-5. Cuộc thử nghiệm thất bại, kỹ sư V.N. Galkovskiy đề nghị lắp những thanh phóng dọc trên giá đỡ. Tháng 8/1939, BM-13 ra đời (BM là cụm từ viết tắt của "Boyevaya Mashina" - thiết bị phóng). Các thử nghiệm được tiếp tục tới năm 1940, dàn phóng BM-13-16 được sản xuất. Mới chỉ có 40 dàn phóng được lắp ráp khi [[Phát xít Đức]] tấn công [[Liên Xô]] năm [[1941]].
 
Sau thắng lợi trong những thangtháng đầu của cuộc chiến tranh, một lượng lớn pháo Cashiusa được sản xuất và gồm nhiều loại. Pháo Cachiusa có thể chế tạo được với các tổ hợp công nghiệp nhẹ và không hề đắt. Đến cuối năm 1942, quân đội Liên Xô có trong tay 3,237 khẩu pháo loại này, và sau chiến tranh Liên Xô đã sản xuất khoảng 10.000 khẩu Cachiusa.
 
== Tham khảo ==