Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ước Bern”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật''', còn được gọi ngắn gọn là '''Công ước Berne''', được ký tại [[Bern]] ([[Thụy Sĩ]]) năm [[1886]], lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ [[quyền tác giả]] giữa các [[quốc gia]] có chủ quyền. Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của [[Victor Hugo]]. Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc. Ví dụ, một tác phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có thể bị sao chép và xuất bản tự do không cần xin phép tại quốc gia khác.
 
[[File:Berne Convention signatories.svg|thumb|350px|Danh sách các quốc gia tham gia Công ước Bern (màu xanh)]]
Các quốc gia tuân thủ công ước Bern công nhận quyền tác giả của các tác phẩm xuất bản tại các quốc gia khác cùng tuân thủ công ước này. Quyền tác giả, theo công ước Berne là tự động: không cần phải đăng ký tác quyền, không cần phải viết trong thông báo tác quyền. Ngoài ra, những quốc gia ký công ước Berne không được đặt ra các thủ tục hành chính sách nhiễu các tác giả trong việc thụ hưởng tác quyền. (Các quốc gia ký công ước Bern vẫn có quyền áp đặt các luật lệ riêng cho các tác giả trong nước họ hoặc từ những nước không ký công ước này).