Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoài Ân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Địa lý: clean up using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
| mã bưu chính =
| trụ sở UBND =
| web = [http://hoaian.binhdinh.gov.vn hoaian.binhdinh.gov.vn]
| web =
}}
 
Dòng 74:
==Văn hóa và giáo dục==
Hoài Ân có 4 trường trung học phổ thông: Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm, PTTH Hoài Ân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, PTTH Võ Giữ ở xã [[Ân Mỹ]] và PTTH Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây.
 
Có 10 trường THCS (theo xã, thị trấn): Ân Nghĩa, Ân Hữu, Phổ thông Dân tộc nội trú (xã Ân Hữu), Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo.
 
Có 19 trường Tiểu học (theo xã, thị trấn): BokToi, Đakmang, Số 1 Ân Nghĩa, Số 2 Ân Nghĩa, Ân Hữu, Số 1 Ân Tường Tây, Số 2 Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Số 1 Ân Đức, Số 2 Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Ân Thạnh, Tăng Doãn Văn (xã Ân Thạnh), Số 1 Ân Tín, Số 2 Ân Tín, [[Ân Mỹ]], Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông.
 
Có 10 trường Mẫu giáo: Vùng cao (Làng T2, xã BokToi, thu nhận trẻ Mẫu giáo của 3 xã: BokToi, Đakmang, Ân Sơn), Ân Hữu, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, [[Ân Mỹ]], Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây.
Có 4 trường Mầm non: Ân Nghĩa, 19-4 (Thị trấn Tăng Bạt Hổ), Tăng Bạt Hổ, Ân Đức.
Có 01 cơ sở Mầm non tư thục Hồng Nhung (Thị trấn Tăng Bạt Hổ).
 
Tại thời điểm tháng 4 năm 2011 các trường học đã được kết nối mạng Internet đến điểm trường chính. Riêng 3 trường Mẫu giáo Vùng cao, Tiểu học BokToi, Tiểu học Đakmang phải dùng mạng không dây di động ở nơi khác vì điểm chính chưa đủ điều kiện.
 
==Lịch sử==
Đôi nét về lịch sử, mảnh đất, con người Hoài Ân.
 
Hoài Ân là huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Bana và H're. Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hương, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hoá đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Người dân Hoài Ân luôn tự hào với một kho tàng văn học dân gian phong phú, bao gồm nhiều thể loại ca dao, bài chòi, hát đối, hò vè, hát ru,... đặc biệt là những câu chuyện tiếu lâm Mười Giáo. Bằng những lời lẽ châm biếm hết sức thông minh, nhẹ nhàng và sâu cay, ông đã giáng những đòn chí mạng vào bọn tham quan ô lại, địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được "mệnh danh" là vùng đất học với những nho sĩ yêu nước được nhiều người biết đến như: Trần Trọng Vĩ, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tiền,...
 
Nhân dân Hoài Ân vốn có truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm kiên cường. Ngày nay, huyện Hoài Ân vẫn còn lưu giữ nhiều sự tích về các cuộc khởi nghĩa nông dân thời kỳ phong kiến và các phong trào chống thực dân Pháp trước năm 1930. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Võ Văn Doan (Chàng Lía) với khẩu hiệu: "Lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo" vào đầu thế kỷ XVIII.