Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường chín đoạn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Phanjuy (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[File:Schina sea 88.png|300px|right|thumb|Đường lưỡi quỷ do Trung Quốc vẽ]]
'''Đường lưỡi bò''', '''Đường lưỡi lợn''', '''Đường lưỡi quỷ''', '''Đường chữ U''', '''Đường yêu sách 9 đoạn''' hay '''ranh giới lưỡi quỷ''' là tên gọi của một đường vạch do [[Trung Quốc]] đưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội Vụ nước [[Trung Hoa Dân Quốc]] ấn hành<ref name="sgtt">[http://www.sgtt.com.vn/detail3.aspx?newsid=48448&fld=HTMG/2009/0317/48448 Cuộc hội ngộ đòi chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa]</ref>{{Dead link}}, ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9 nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên [[biển Đông]].
 
==Đặc điểm==
Đường lưỡi quỷ bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông (biển Nam Trung Hoa) là [[quần đảo Hoàng Sa]], [[Trường Sa|Quần đảo Trường Sa]], [[Pratas]] và [[Macclesfield]] với khoảng 75% diện tích mặt nước của biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước [[Philippines]], [[Malaysia]], [[Brunei]], [[Indonesia]], và [[Việt Nam]], tức mỗi nước được trung bình 5%<ref>[http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index.aspx Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông]</ref>.
 
Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt Trung như cản trở hợp đồng của [[BP]] với Việt Nam trong vùng [[Nam Côn Sơn]] (năm 2007), cản trở hợp đồng của [[Exxon Mobil]] với Việt Nam (năm 2008)<ref name="tuanvietnam"/>, vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VietOverseaOrganizationReactsToChineseArmyAttacks_NTran-20070728.html Vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của tiến sĩ Nguyễn Văn Canh]</ref>, vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương [[USNS Impeccable]] của [[Mỹ]] với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009<ref>[http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/03/3BA0CBBA/ Mỹ cáo buộc tàu Trung Quốc khiêu khích]</ref> v.v. đều nằm trong ranh giới đường lưỡi quỷ trên biển này.
 
==Vấn đề công nhận==
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi quỷ vào năm 1947 cho tới nay, [[Trung Hoa Dân Quốc]] và [[Trung Quốc|Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa]] cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: [[nội thủy]], [[lãnh hải]], [[vùng đặc quyền kinh tế]], [[thềm lục địa]], hay biển lịch sử<ref name="tuanvietnam">[http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6378/index.aspx Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc]</ref>, dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi quỷ, thí dụ như: khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi quỷ (năm 2006)<ref name="tuanvietnam"/>.
 
Sau vụ [[hải chiến Trường Sa năm 1988|đụng độ]] giữa [[Hải quân Trung Quốc]] và [[Hải quân Việt Nam]] năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi quỷ là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc<ref name="tuanvietnam"/>. Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là [[chủ quyền lịch sử]] của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi quỷ. Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống [[tọa độ]] cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan<ref name="sgtt"/>.
 
Tại cuộc ''Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông'' tổ chức tại [[Hà Nội]] tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò”quỷ” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi quỷ vi phạm ''[[Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển]]'' 1982<ref name="sgtt"/>.
 
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ<ref>[http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/533-ai-s-ky-tranh-chap-chu-quyen-tai-bien-ong Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông]</ref>.
 
Ngày 5 tháng 4 năm 2011, [[Philippines]] gửi thư ngoại giao lên [[Liên Hiệp Quốc]] phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế"<ref>[http://www.seasfoundation.org/news-about-south-east-asia-sea/actions-from-other-asean-countries/877-philippines-phan-oi-trung-quoc-len-lhq Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ]</ref><ref>[http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2011/04/15/philippines-hinh-th%E1%BB%A9c-ph%E1%BA%A3n-d%E1%BB%91i-b%E1%BA%A3n-d%E1%BB%93-hinh-l%C6%B0%E1%BB%A1i-bo-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%A1i-bi%E1%BB%83n-dong/ Philippines chính thức bản đối bản đồ hình lưỡi quỷ của Trung Quốc tại Biển Đông]</ref>.
Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.<ref>http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110426/Trung-Quoc-tu-mau-thuan-ve-duong-luoi-bo.aspx</ref>
 
Dòng 23:
 
==Liên kết ngoài==
* [http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai15/200915_PeterYu.htm Đường chữ U (đứt khúc) của Trung Quốc (Việt Nam gọi là đường lưỡi quỷ) trên biển Nam Trung Hoa: Các điểm, đường và khu vực]
* [http://bauxitevietnam.info/c/3359.html Đường lưỡi quỷ của Trung Quốc trong Biển Đông – sự coi thường luật biển quốc tế?]
* [http://vannghesongcuulong.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=10157&LOAIID=17&TGID=814 Ranh giới lưỡi quỷ]
 
[[Thể loại:Lãnh thổ tranh chấp]]