Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
Tổ chức của các ông khá quy củ. Mỗi huyện có một cơ binh, lấy tên huyện đặt tên cho đơn vị, ví dụ như ''Nông Thanh cơ'' (tức cơ Nông Cống ở Thanh Hóa), ''Tống Thanh cơ'' (tức cơ Tống Sơn ở Thanh Hóa),...
 
Hay tin, ngày 8 [[8 tháng 10]] năm [[1889]], quân Pháp từ đồn [[Nông Cống]] đi đến dò xét thì chạm súng với nghĩa quân Hùng Lĩnh. Ngày [[22 tháng 10]], quân Pháp từ Thanh Hóa lại kéo đến tấn công. Sau ngày kịch chiến, Tống Duy Tân cho quân rút về phía Bắc Phố Cát ([[Thạch Thành]]). Cuối tháng này, nhờ có những toán quân cũ của tướng Trần Xuân Soạn tìm đến tham gia, nên Tống Duy Tân lại cho quân đẩy mạnh hoạt động trong các huyện [[Yên Định]], [[Thọ Xuân]], [[Nông Cống]]. Sau đó, đôi bên còn giao chiến thêm nhiều trận nữa, đáng kể là trận Vạn Lại ([[Vạn Ninh]]-[[Thọ Xuân]]) ngày 30 [[30 tháng 11]] và trận Yên Lược ([[Thọ Xuân]]) vào ngày 2 [[2 tháng 12]] cùng năm.
 
Thấy công cuộc thôn tính nước [[Việt Nam|Việt]] bị cản trở, thực dân Pháp liền tăng cường lực lượng để dập tắt phong trào do Tống Duy Tân làm thủ lĩnh. Trước lực lượng đối phương đông đảo, lại được trang bị vũ khí mạnh, ông phải cho quân vừa chống đỡ, vừa rút dần lên vùng miền núi ở phía Tây Thanh Hóa.
 
Trong năm [[1890]], Tống Duy Tân đã tổ chức tập kịch nhiều trận. Đáng kể hơn cả là trận thắng lớn ở Vân Đồn ([[Nông Cống]]) và ở Yên Lãng (Xuân Yên-[[Thọ Xuân]]) bên tả ngạn [[sông Chu]] vào [[tháng 3]] năm [[1890]], và trận Thanh Khoái xảy ra vào ngày 29 [[29 tháng 5]] năm 1890. Bị thiệt hại đáng kể, quân Pháp bèn tập trung lực lượng mở cuộc truy quét quy mô nhằm tiêu diệt nghĩa quân Hùng Lĩnh.
 
Kể từ đây trở đi, Lực lượng của Tống Duy Tân bước vào thời kỳ chiến đấy gay go và gian khổ hơn. Nhất là sau trận Thanh Khoái, nghĩa quân ông lâm vào tình thế bị cô lập nên bị thiếu thốn mọi mặt.
Dòng 38:
 
===Bị giết chết===
Sau đó, ông về ẩn náu ở hang Niên Kỷ (nay thuộc xã Thiết Ống, huyện [[Bá Thước]], tỉnh Thanh Hóa), còn Cao Điển cùng một số thuộc hạ quyết chí theo thì đóng trên một ngọn đồi gần bên. Chẳng lâu sau, [[Cao Ngọc Lễ]] (vừa là học trò cũ, vừa là cháu kêu Tống Duy Tân bằng cậu) đi mật báo cho Pháp đến bủa vây và bắt được Tống Duy Tân vào ngày 4 [[4 tháng 10]] năm [[1892 ]]<ref>Phần nhiều các sách sử trong đó có: ''Lịch sử Việt Nam'' [1858-cuối XIX], quyển 3, tập 1, phần 1, tr. 128), ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 2. tr. 78) ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 848) đều ghi theo ý này. Tuy nhiên theo nhà sử học [[Phạm Văn Sơn]] thì vì bị hăm dọa mà vợ của một viên thổ ty (khi trước có chứa chấp nghĩa quân) phải dẫn thiếu úy Hensxhell cùng 20 lính đi bắt sống Tống Duy Tân vào chiều ngày 4 [[4 tháng 10]] năm [[1892]]. Còn phần Cao Ngọc Lễ làm chỉ điểm, ông chỉ chú thích thêm là có sách chép như vậy ([[Việt sử tân biên]], quyển 5, tập trung, tr. 141).</ref>.
 
Trước hôm đó một ngày (ngày 3 [[3 tháng 10]]), một toán quân Pháp khác gồm 30 người đi vây bắt Cao Điển. Hai bên đụng độ ác liệt. Nghĩa quân bị bắt 2, chết 6; nhưng Cao Điền đã kịp chạy thoát cùng bốn năm người với hai khẩu [[súng]]...<ref>Cao Điền lẩn tránh ở đất [[Bắc Kỳ|Bắc]] được mấy năm, thì Cao Điển bị bắt tại [[Bắc Giang]] khi đang tìm đến với nghĩa quân [[Yên Thế]] do [[Hoàng Hoa Thám]] làm thủ lĩnh. Hôm ấy là ngày 16 [[16 tháng giêng1]] năm [[1896]]. Số phận của ông về sau không rõ. Phần Cầm Bá Thước vẫn ở lại tiếp tục hoạt động cho đến [[tháng 5]] năm [[1895]] thì bị mới đối phương bắt giết.</ref>
 
Không chiêu hàng được, Tống Duy Tân bị [[thực dân Pháp]] cho xử tử tại [[Thanh Hóa]] ngày 5 [[tháng 10]]Mười năm ([[âmNhâm lịchThìn]]) năm(tức [[Nhâm23 Thìntháng 11]] (năm [[1892]])<ref>Ngày Tống Duy Tân hy sinh, chép theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', tr. 846.</ref>, lúc 55 tuổi. Đến đây, cuộc khởi nghĩa mà ông cùng đồng đội đã cố công gầy dựng coi như kết thúc.
 
Trước ngày mất, Tống Duy Tân có làm đôi câu đối: