Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sikh giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 43:
Adi Granth cũng gọi là "Granth Sahib," hoặc "Darbar Sahib," là quyển kinh chính yếu được hầu hết mọi người tôn kính luôn được giữ gìn trân trọng trong đền thờ lớn [[Amristar]]. Adi Granth trình bày những giáo điều mà Guru Nanak và 9 vị Guru Thế tổ khác truyền lại, mở đầu bằng Mool mantar là những lời mà Guru Nanak dùng để mô tả về Chúa trời, và cũng là khái niệm cơ bản của đạo Sikh về Chúa trời nói chung. Nội dung chủ yếu thể hiện sự thống nhất của Chúa trời, mà cốt lõi của Chúa trời là sự thật (SAT NAAM), và là cái nội tại của mọi biểu hiện sáng tạo. Đạo Sikh, do đó, là một đơn thần giáo, nghĩa là chỉ tin và tôn thờ duy nhất một vị thần đó là Chúa trời (IKONKAAR). Chúa trời tạo ra vũ trụ, sự tồn tại của vũ trụ phụ thuộc vào ý chí của Chúa trời (KARTA PURKH). Chúa trời vượt ra ngoài phạm vi sinh, tử (AJOONI), không có hình thù, không có giới tính, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang hình dáng con người trên trái đất. Chúa trời không có lòng hận thù (NIR VAIR) hay sợ hãi (NIR BHAU) mà luôn tràn ngập sự yêu thương. Người đã, đang và sẽ tồn tại mãi mãi. Chúa trời đến với nhân loại trên toàn thế gian thông qua lời nói được phát ra bởi các Guru được thể hiện dưới hình thức các shabads. Và Chúa luôn ngự ở trong lòng của mỗi chúng ta, mỗi một người nam hay nữ đều phải tìm Chúa trong chính bản thân mình.
 
Tư tưởng này đưa Đạo Sikh đến một trạng thái gọi là tôn giáo tại tâm của các cá nhân như đã đề cập ở trên. Tư tưởng này tương đồng với tư tưởng "chính Phật tại tâm" của trường phái [[Trúc Lâm Yên Tử]] ở [[Việt Nam]] và cả trong tư tưởng "lòng tin nơi chính mình" của [[Martin Luther]], người đã sáng lập ra đạo Tin Lành (Protestantisme).
 
Là một cộng đồng lớn đã cải cách trong Ấn Độ giáo, giáo lý của đạo Sikh ít nhiều có những điểm gần giống với tư tưởng Ấn giáo, chẳng hạn như những khái niệm về luân hồi (samsara) và nghiệp báo (karma). Đạo Sikh cho rằng, mục đích trong cuộc sống của con người là thoát ly sinh, tử và hợp nhất với Chúa trời, và theo họ, mục đích này có thể đạt được bằng cách nghe theo lời dạy của bậc đạo sư (Sat Guru – True guru), suy ngẫm về thánh lý và làm tất cả các công việc thiện và phục vụ mọi người. Đối với các tín đồ đạo Sikh, thiên đường chính là thế giới này! Thiện nghiệp có nghĩa là sự tái sinh làm lại thân con người; còn tái sinh làm súc sanh thì giống như ở trong địa ngục, đó là kết quả do ác nghiệp mà ra.