Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Biển Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
n Đã lùi lại sửa đổi của 171.253.33.68 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Kẹo Dừa
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 4:
'''Biển Đỏ''' còn gọi là '''Hồng Hải''' hay '''Xích Hải''' ([[tiếng Ả Rập]] البحر الأحم ''Baḥr al-Aḥmar'', ''al-Baḥru l-’Aḥmar''; [[tiếng Hebrew|tiếng Hêbrơ]] ים סוף ''Yam Suf''; [[tiếng Tigrinya]] ቀይሕ ባሕሪ ''QeyH baHri'') có thể coi là một [[vịnh]] nhỏ của [[Ấn Độ Dương]] nằm giữa [[châu Phi]] và [[châu Á]]. Biển này thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển [[Bab-el-Mandeb]] và [[vịnh Aden]]. Tại phía bắc là [[bán đảo Sinai]], [[vịnh Aqaba]] và [[vịnh Suez]] (nối vào [[kênh đào Suez]]). Biển này dài khoảng 1.900 km và chỗ rộng nhất là trên 300 km. Đáy biển có độ sâu tối đa 2.500 m ở điểm giữa rãnh trung tâm và có độ sâu trung bình 500 m, nhưng nó cũng có thềm lục địa nông và lớn về diện tích, là đáng chú ý đối với các sinh vật biển và [[san hô]]. Diện tích bề mặt khoảng 438.000–450.000 km². Biển này là nơi sinh sống của trên 1.000 loài [[động vật không xương sống]] và 200 loại san hô cứng và mềm. Biển này là một phần của [[Đại Thung Lũng]]. Hồng Hải là biển nhiệt đới nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.
 
== Tên gọivan cuonggọi ==
Biển này đã từng được gọi là "vịnh Ả Rập" trong phần lớn các tài liệu của người châu Âu cho đến tận [[thế kỷ XX]]. Chúng có nguồn gốc từ các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ. Cả [[Herodotos|Herodotus]], [[Straban]] và [[Claudius Ptolemaeus|Ptolemy]] đều gọi vùng nước này là "Arabicus Sinus", trong khi giữ thuật ngữ "biển Erythrias" (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam [[bán đảo Ả Rập]], mà ngày nay người ta biết nó là [[Ấn Độ Dương]].