Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Triệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 78:
* Đạo thứ tư đồn trú gần [[núi Cửu Nghi]] ([[chữ Hán]]: 九嶷山).
* Đạo thứ năm đóng bên ngoài Đàm Thành (鐔城, phía tây nam [[Tĩnh Châu]], tỉnh [[Hồ Nam]] ngày nay)<ref name=HNT />.
[[Tần Thủy Hoàng]] sai viên quan [[Sử Lộc]] (史禄) giám sát việc [[quân nhu]]. Đầu tiên Sử Lộc chỉ huy một nhóm quân vượt qua [[kênh Hưng An]] (nối liền [[sông Tương|Tương giang]] và [[sông Li|Li giang]]), sau đó dùng thuyền vượt [[sông Dương Tử]] và [[sông Châu Giang]] tìm được con đường an toàn tiếp tế lương thực cho quân [[nhà Tần|Tần]]. Quân Tần sau đó tấn công [[Âu Việt]], thủ lĩnh của [[Âu Việt]] là [[Dịch Hu Tống]] (譯吁宋) bị giết. Tuy nhiên, [[Âu Việt]] vẫn phản kháng. Họ trốn vào rừng và bầu ra một thủ lĩnh mới là [[Thục Phán]] để tiếp tục chống lại quân Tần. Sau đó một cuộc tấn công vào ban đêm của [[Âu Việt]] đã gây thiệt hại nặng cho quân Tần, tướng [[Đồ Thư]] bị giết cùng khoảng 10 vạn quân<ref name=HNT>Lưu An, [http://zh.wikisource.org/wiki/%E6%B7%AE%E5%8D%97%E5%AD%90/%E4%BA%BA%E9%96%93%E8%A8%93 Hoài Nam tử: quyển 18 - Nhân gian huấn], nguyên tác: 又利越之犀角、象齒、翡翠、珠璣,乃使尉屠睢發卒五十萬,為五軍,一軍塞鐔城之嶺,一軍守九疑之塞,一軍處番禺之都,一軍守南野之界,一軍結餘干之水,三年不解甲弛弩,使監祿無以轉餉,又以卒鑿渠而通糧道,以與越人戰,殺西嘔君譯吁宋。而越人皆入叢薄中,與禽獸處,莫肯為秦虜。相置桀駿以為將,而夜攻秦人,大破之,殺尉屠睢,伏尸流血數十萬。乃發適戍以備之。, Hán-Việt: Hựu lợi Việt chi tê giác, tượng xỉ, phỉ thúy, châu ki, nãi sử úy Đồ Tuy phát tốt 50 vạn, vi 5 quân, nhất quân tái Đàm Thành chi lĩnh, nhất quân thủ Cửu Nghi chi tái, nhất quân xử Phiên Ngu chi đô, nhất quân thủ Nam Dã chi giới, nhất quân kết Dư Can chi thủy, tam niên bất giải giáp thỉ nỗ, sử giám Lộc vô dĩ chuyển hướng, hựu dĩ tốt tạc cừ nhi thông lương đạo, dĩ dữ Việt nhân chiến, sát Tây ẩu quân Dịch Hu Tống. Nhi Việt nhân giai nhập tùng bạc trung, dữ cầm thú xử, mạc khẳng vi Tần lỗ. Tướng trí Kiệt Tuấn dĩ vi tướng, nhi dạ công Tần nhân, đại phá chi, sát úy Đồ Tuy, phục thi lưu huyết sổ thập vạn. Nãi phát thích thú dĩ bị chi.</ref>. [[Nhà Tần]] lại cử [[Nhâm Ngao]] làm thống soái thay [[Đồ Thư]]. Năm [[214 TCN]], [[Nhâm Ngao]] đem viện quân mở một cuộc tiến công. Lần này [[Âu Việt]] bị tê liệt và phần lớn vùng [[Lĩnh Nam]] bị sáp nhập vào đất Tần. Cùng năm, nhà Tần lập ra các quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]], và [[Tượng quận]]. Nhâm Ngao được bổ nhiệm làm Quận úy Nam Hải. [[Nam Hải quận|Nam Hải]] được chia thành 4 huyện là [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]], [[Long Xuyên]], [[Bác La]] và [[Yết Dương]]. [[Triệu Đà]] được bổ nhiệm làm Huyện lệnh [[Long Xuyên]]. [[Tần Thủy Hoàng]] mất năm 210 TCN, con trai là [[Tần Nhị Thế|Hồ Hợi]] lên thay trở thành [[Tần Nhị Thế]]. Một năm sau, khởi nghĩa [[Trần Thắng]], [[Ngô Quảng]] nổ ra. Toàn bộ khu vực [[Hoàng Hà]] rơi vào hỗn loạn. Các cuộc nổi dậy ngày càng mạnh khiến Tần Nhị Thế phải bãi binh ở [[Lĩnh Nam]]. Năm 208 TCN, Quận úy Nam Hải là [[Nhâm Ngao]] bị bệnh nặng, khi hấp hối mới gọi [[Triệu Đà]] đến, dặn phải giữ lấy miền [[Lĩnh Nam]] mà cát cứ. Vâng lời ông, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân Trung Nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những người còn phò tá nhà Tần ở [[Lĩnh Nam]], cấtcắt đặt lại những người thân tín của mình.
 
* '''Vũ đế khai quốc''' (203–137 TCN)
Dòng 84:
 
Năm [[206 TCN]], [[nhà Tần]] sụp đổ, các bộ tộc [[Bách Việt]] ở [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]] và [[Tượng quận]] trở nên xa rời hơn với Trung Nguyên.
Theo truyền thuyết, thủ lĩnh [[An Dương Vương]] ở phía nam đã thành lập vương quốc [[Âu Lạc]] ([[chữ Hán]]: 甌駱). Theo quan điểm hiện nay của chính phủ Việt Nam, khoảng năm [[179 TCN]]<ref>[[Phan Huy Lê]], [[Trần Quốc Vượng]], [[Hà Văn Tấn]], [[Lương Ninh]], sách đã dẫn, tr. 144.</ref>, Triệu Đà đánh chiếm [[Âu Lạc]]<ref>''[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7113 Sử ký Tư Mã Thiên]'', Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "佗因此以兵威邊,財物賂遺閩越、西甌駱,役屬焉,東西萬餘里。" (Đà nhân thử dĩ binh uy biên, tài vật lộ di Mân Việt, Tây Âu Lạc, dịch thuộc yên, đông tây vạn dư lý).</ref><ref>''[https://zh.wikisource.org/wiki/%E5%8F%B2%E8%A8%98/%E5%8D%B7113 Sử ký Tư Mã Thiên]'', Quyển 113, mục Nam Việt liệt truyện, chép: "且南方卑溼,蠻夷中閒,其東閩越千人眾號稱王,其西甌駱裸國亦稱王。" (Thả nam phương ti thấp, Man Di trung gian, kì đông Mân Việt thiên nhân chúng hiệu xưng Vương, kỳ Tây Âu Lạc khỏa quốc diệc xưng Vương).</ref> của [[An Dương Vương]], chia đất Âu Lạc làm 2 quận [[Giao Chỉ]] và [[Cửu Chân]] rồi sáp nhập vào [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]], [[Tượng quận]]. Lãnh địa gồm 5 quận của Nam Việt ổn định cho tới khi nước này bị diệt cùng nhà Triệu.
 
Năm 204 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt, định đô ở thành [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]] và tự xưng Nam Việt Vũ Vương ([[chữ Hán]]: 南越武王), sử quen gọi là Triệu Vũ Vương. Ban sơ, lãnh thổ Nam Việt gồm 3 quận [[Nam Hải quận|Nam Hải]] (đại bộ phận tương đương [[Quảng Đông]] ngày nay), [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]] (đông bộ Quảng Tây) và [[Tượng quận|Tượng]] (tây bộ [[Quảng Tây]], nam bộ [[Quý Châu]])<ref>Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr. 427.</ref>. Nước Nam Việt phía bắc giáp [[Mân Việt]] và phong quốc [[Trường Sa (nước)|Trường Sa]] của [[nhà Hán]], phía tây giáp [[Dạ Lang]], phía tây nam giáp [[Âu Lạc]], phía đông nam giáp biển.
 
Năm [[202 TCN]], [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] thống nhất [[Trung Nguyên]] và thành lập [[nhà Hán]]. [[Chiến tranh Hán-Sở|Cuộc chiến của Lưu Bang]] đã khiến nhiều khu vực của Trung Quốc bị tàn phá nặng nề và dân số suy giảm. Các lãnh chúa phong kiến tiếp tục nổi loạn khắp nơi, trong khi lãnh thổ ở phía bắc thường xuyên bị người [[Hung Nô]] tấn công. Tình trạng bất ổn đó buộc triều đình nhà Hán phải cư xử hòa hảo với Nam Việt. Năm 196 TCN, [[Hán Cao Tổ]] đã cử [[Lục Giả]] (陸賈) đến Nam Việt với hi vọng lấy được sự trung thành của [[Triệu Vũ Vương]]. Sau khi đến nơi, [[Lục Giả]] gặp [[Triệu Vũ Vương]] và được cho là đã thấy Triệu Vũ Vương đón tiếp ông trong trang phục và phong tục của người [[Bách Việt]]. Điều đó khiến cho Lục Giả nổi giận. Lục Giả quở trách Triệu Vũ Vương, chỉ ra rằng ông là người [[Hoa Hạ]] chứ không phải người [[Bách Việt|Việt]], và nên giữ cách ăn mặc cùng lễ nghi của người Trung Nguyên, không được quên truyền thống của tổ tiên mình. Lục Giả ca ngợi sức mạnh của [[nhà Hán]] và cảnh báo một vương quốc nhỏ như Nam Việt chống lại nhà Hán sẽ là liều lĩnh. Sau khi đe dọa giết thân thích của [[Triệu Đà]] ở đất Hán và phá hủy mồ mả tổ tiên, cũng như ép buộc dân [[Bách Việt]] phế truất ông, Triệu Vũ Vương đã quyết định nhận con dấu của [[Hán Cao Tổ]] và quy phụ [[nhà Hán]]. Quan hệ buôn bán được thiết lập tại biên giới của Nam Việt và phong quốc [[Trường Sa (nước)|Trường Sa]] thuộc Hán. Mặc dù chính thức là một nước [[chư hầu]] của nhà Hán nhưng Nam Việt dường như không mất đi quyền tự chủ trên thực tế.
Dòng 92:
Sau khi [[Hán Cao Tổ|Lưu Bang]] mất năm [[195 TCN]], quyền lực rơi vào tay [[Lữ Hậu]]. Bà sai người đến quê hương của Triệu Vũ Vương là Chân Định (真定) (nay là huyện [[Chính Định]], tỉnh [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Trung Quốc]]) giết nhiều họ hàng thân thích và mạo phạm mộ tổ tiên của Triệu Đà. Triệu Vũ Vương tin rằng Trường Sa vương [[Ngô Thần]] đã tạo ra những lời buộc tội dối trá chống lại ông để Lữ Hậu cắt đứt buôn bán giữa hai nước và để chuẩn bị đánh chiếm Nam Việt sáp nhập vào phong quốc [[Trường Sa (nước)|Trường Sa]] của Ngô Thần. Để trả thù, Triệu Vũ Vương xưng là Hoàng đế (tức Nam Việt Vũ Đế) và đánh chiếm [[Trường Sa (nước)|Trường Sa]]. [[Lã Hậu]] cử tướng [[Chu Táo]] chỉ huy quân đội để trừng phạt Triệu Vũ Đế. Thời tiết nóng ẩm ở phương nam khiến binh sĩ của Chu Táo đổ bệnh, không thể đi tiếp xuống phía nam, rốt cuộc họ phải rút lui. Sau đó Triệu Vũ Đế dùng của cải vỗ về các vùng phụ cận như [[Mân Việt]] ở phía đông và Tây Âu Lạc ở phía nam.
 
Năm [[179 TCN]], [[Hán Văn Đế|Lưu Hằng]] lên ngôi trở thành [[Hán Văn Đế]]. Ông đã đảo ngược nhiều kế sách trước đó của [[Lã hậu|Lã Hậu]] và tiến hành hòa giải đối với [[Triệu Vũ Đế]]. [[Hán Văn Đế]] ra lệnh cho các quan lại đi kinh lý Chân Định, sai quân canh giữ bảo vệ huyện trấn và thường xuyên chăm lo hương hỏa tổ tiên của Triệu Vũ Đế. Thừa tướng [[Trần Bình]] đề nghị cử Lục Giả đến Nam Việt vì họ đã biết nhau từ trước. Lục Giả đến [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]] thêm một lần nữa và giao bức thư của [[Hán Văn Đế]] cho [[Triệu Vũ Đế]] nhấn mạnh rằng những chính sách của [[Lã hậu|Lã Hậu]] là nguyên nhân gây ra sự thù địch giữa Nam Việt với triều đình nhà Hán và đem đến nỗi đau khổ cho dân thường ở biên giới. Triệu Vũ Đế lại quyết định quy phụ nhà Hán lần nữa, rút lại danh xưng Hoàng đế và trở lại xưng Vương, Nam Việt lại trở thành nước chư hầu của [[nhà Hán]]. Tuy vậy, hầu như những sự thay đổi đó chỉ là bề ngoài, Triệu Đà tiếp tục được gọi là Hoàng đế khắp Nam Việt. Ngoài 5 quận (hoặc 4 quận) trực tiếp cai trị, nhà Triệu còn gây ảnh hưởng đến mấy nhóm [[Bách Việt]] xung quanh như [[Đông Âu quốc|Đông Âu]] ([[Chiết Giang]]), [[Mân Việt]] ([[Phúc Kiến]])<ref name="nv639">Nguyễn Việt, sách đã dẫn, tr. 639.</ref>.
 
===Trung kỳ===