Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuân Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
BiMi (thảo luận | đóng góp)
BiMi (thảo luận | đóng góp)
Dòng 32:
Khi công tác ở [[Đài Tiếng nói Việt Nam]], nhiều bài thơ của Tuân Nguyễn đã được phát trong chương trình Tiếng Thơ. Ngoài ra còn có thơ đăng trên các báo Văn nghệ, Văn học, Thống nhất, tạp chí Đất Quảng... và các tuyển tập: "Thơ tình yêu", Nxb Thanh niên, Hà nội, 1963; "Thơ văn 50 năm Đài Tiếng nói Việt Nam", Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1995; "Thơ miền Trung thế kỷ XX", Nxb [[Đà Nẵng]], 1995,... Ngoài ra, Tuân Nguyễn còn là dịch giả của tác phẩm "Bim trắng tai đen", Nxb Măng Non, 1983, Nxb Văn học, 1985, 2007.
 
Nhà thơ [[Phùng Quán]] người đồng hương, đồng đội, người bạn tri kỷ của Tuân Nguyễn từ chiến chống Pháp, có viết bài ''Người bạn lính cùng tiểu đội''<ref>[http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/nguoi-ban-linh-cung-tieu-doi.621209.html/ Người bạn lính cùng tiểu đội]</ref> đã được in trong tập ''Ba phút sự thật'' <ref>[http://tapchisonghuong.com.vn/index.php?main=newsdetail&pid=4&catid=18&ID=1237&shname=Phung-Quan-Ba-phut-su-that-cuon-sach-nhan-tinh-va-xuc-dong "Ba phút sự thật"]</ref> do [[Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh]] xuất bản lần đầu tiên năm 2006. Bài viết đã phác thảo chân dung Tuân Nguyễn, một trí thức nhân hậu, trung thực, một tâm hồn thật đẹp, một nhân cách tuyệt vời. Sống gần 10 năm ngục tù không tội danh, không bản án, xơ xác thân mình song vẫn đam mê văn chương một cách mãnh liệt. Sau khi cuốn "Ba phút sự thật" được xuất bản, tên tuổi của Tuân Nguyễn mới được công chúng biết tới và từ đó những người bạn của anhông mới có cơ sở thực hiện cuốn "Nhớ Tuân Nguyễn", góp phần giải tỏa những oan khuất và trả lại giá trị con người cho anhông trước công luận. Tuy nhiên, lúc này thì cả Tuân Nguyễn và Phùng Quán đều đã từ giã cõi đời nhiều năm trước.
 
Trong tập ''Nhớ Tuân Nguyễn''<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200828/249859.aspx/ Nhớ Tuân Nguyễn]</ref> do nhà thơ Trần Phương Trà sưu tầm, biên soạn (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008) ghi lại những hồi ức của bạn bè, đồng nghiệp của Tuân Nguyễn như: Ngọc Trai, [[Băng Sơn]], Lê Huy Quang, [[Hoàng Phủ Ngọc Tường]], Thái Vũ, Xuân Đài, Đoàn Minh Tuấn, Vũ Từ Trang, Hà Nhật, Nguyễn Bùi Vợi, Dương Tường... và công bố 86 bài thơ của Tuân Nguyễn được sưu tầm từ sách báo và qua trí nhớ của người thân, đồng nghiệp, bạn tù...