Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Robert Gates”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (robot Thêm: fo:Robert Gates
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
 
Giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói Gates thảo luận quyết định rút tàu chiến Nhật ra khỏi nhiệm vụ tiếp tế nhiên liệu khi ông tới [[Tokyo]] ngày 20 tháng 10, 2009. Tuy nhiên Gates không trông đợi sẽ thay đổi được ý kiến của [[Thủ tướng Nhật]] [[Yukio Hatoyama]], người vừa lên cầm quyền tháng 9 năm 2009 và muốn Nhật đi theo phương cách khác để tái lập hòa bình ở Afghanistan.
 
==Bác bỏ những lời cảnh cáo của Nga nhắm vào Ba Lan==
{{chính|Chiến tranh Nam Ossetia 2008}}
{{chính|Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ tại Ba Lan}}
 
[[Ba Lan]] là một thành viên của liên minh [[NATO]]. Ngày 14 tháng 8 năm 2008, Ba Lan đồng ý sẽ cho đặt tại Ba Lan 10 hỏa tiễn đón chặn sau khi [[Washington DC|Washington]] đồng ý tăng cường các phương tiện phòng không của Ba Lan. [[Cộng hòa Séc]] đồng ý sẽ chứa chấp một đài [[radar]] dành cho lá chắn, mặc dù các nghị viện của cả hai nước đều còn phải chấp thuận các thỏa thuận. Washington nói lá chắn sẽ nhằm bảo vệ Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ trước các hỏa tiễn tầm xa có thể được bắn đi bởi [[Iran]] hoặc những nhóm như [[al-Qaida]]. Từ lâu [[Điện Kremli|Kremli]] không đồng ý, và chống lại kế hoạch lá chắn như một mối đe dọa cho Nga, trong khi kho vũ khí hạt nhân của Nga gồm hơn 5.000 đầu đạn đạo.
 
Những căng thẳng giữa Moskva và Washington gia tăng trong những ngày [[tháng 8 năm 2008]], kể từ khi Gruzia cố chiếm lại tỉnh ly khai [[Nam Ossetia]] bằng vũ lực, đưa tới một cuộc phản công ồ ạt của Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với hệ thống tin ''[[CNN]]'', ông Gates nói Washington đồng ý, cùng với Ba Lan và [[Cộng hòa Séc]], dành cho Moskva sự tiếp cận về vật chất và kỹ thuật tới các cơ sở chống hỏa tiễn để họ biết những gì đang diễn ra trong mọi giai đoạn. "Chúng tôi còn đồng ý không đặt các hỏa tiễn đón chặn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động cho tới khi người Iran đã thử nghiệm một hỏa tiễn có khả năng đánh vào hầu hết vùng [[Tây Âu]]," ông nói.
 
Ngày 15 tháng 8, Thượng tướng [[Anatoliy Nogovitsyn]], phó tham mưu trưởng [[Nga]], nói với thông tấn xã ''[[Interfax]]'' rằng chủ thuyết quân sự Nga sẽ cho phép một cuộc tấn công bằng [[hạt nhân]], sau khi [[Warszawa]] đồng ý cho bố trí 10 hỏa tiễn đón chặn tại một địa điểm ở Ba Lan như một phần của hệ thống lá chắn. "Tôi không biết chắc tại sao vị phó tham mưu trưởng này lại cảm thấy phải đưa ra những lời đe dọa như thế," theo lời ông Gates, một cựu giám đốc [[CIA]] và từng là một chuyên viên về Nga.
 
Ngày 17 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ [[Robert Gates]] bác bỏ những lời cảnh cáo của Nga như là "những lời khoa trương rỗng tuếch" khi Moskva nói rằng sẽ nhắm [[Ba Lan]] làm mục tiêu tấn công bởi vì [[Warszawa]] đồng ý chứa chấp một phần của hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn của Hoa Kỳ. "Nga sẽ không phóng hỏa tiễn hạt nhân vào bất cứ ai. [[Người Ba Lan]] biết điều đó. Chúng ta biết điều đó," Bộ trưởng Gates nói trên chương trình truyền hình ''[[ABC News]]''.
 
== Chú thích ==