Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chử Đồng Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: replaced: , → , using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
 
*[[Đền Hóa]] (nơi Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân hóa về trời) là đền thờ "Chính" thuộc thôn Yên Vĩnh, xã [[Dạ Trạch (xã)|Dạ Trạch]], huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Trong đền thờ còn có ban thờ Triệu Việt Vương (Do ngày xưa Triệu Việt Vương đóng quân ở đây - đằng sau đền thờ, sâu dưới đất các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích doanh trại có niên đại thời nước Vạn Xuân). Khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ đã đốt đền thờ nhưng không đốt được bia đá. Các di vật như 3 pho tượng cổ bằng vàng-đồng đen, lọ cổ 100 chữ thọ đã được dân cất dấu và sau này chuyển tạm về đền thờ "Tránh" Đa Hòa. Đền đã được nhân dân Khoái Châu dựng lại.
*Đền Đa Hòa thuộc thôn Đa Hòa, xã [[Bình Minh, Khoái Châu|Bình Minh]], huyện [[Khoái Châu]], tỉnh [[Hưng Yên]]. Sau khi bình định Bắc Kỳ, trước sự phản ứng của dân chúng, để lấy lòng dân, thực dân Pháp buộc phải chi tiền để khôi phục lại đền Hóa Dạ Trạch. Nhưng tri phủ Khoái Châu đã lấy kinh phí này xây một đền mới ở Đa Hòa tục gọi đền "Tránh" Đa Hòa (tránh nạn) và chuyển các cổ vật như 3 pho tượng vàng - đồng đen và bình cổ 100 chữ thọ về đây. Hướng của Đền Đa Hòa không vuông góc với Sông Hồng mà chéo hướng về phía đền "Chính" Dạ Trạch. Khi bạn đến vái Chử Đồng Tử - Tiên Dung ở đền này là vái vọng về đền Hóa Dạ Trạch.(Khi Pháp phát hiện điều này đã buộc tri phủ Khoái Châu phải huy động dân chúng dựng lại đền "Chính" Hóa Dạ Trạch nhưng không trả lại các cổ vật).
 
Cả hai đền đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và ''Nhị vị phu nhân''