Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Sảng Văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
 
===Khởi nghĩa chống Thanh===
Ngày [[16 tháng 1]] năm [[Càn Long]] thứ 51 ([[1786]]) nhân vì [[Tri phủ Đài Loan]] [[Tôn Cảnh Toại]] ra quân truy quét Thiên Địa Hội, bắt giam người chú của lãnh tụ Thiên Địa Hội Lâm Sảng Văn, ông lập tức phái người tới phá ngục cứu chú, đồng thời tuyên bố phản Thanh, tập hợp được 50 vạn người hưởng ứng, ngày [[18 tháng 1]] ([[29 tháng 11]] [[âm lịch]]) đánh chiếm [[Chương Hóa]], giết chết Tri phủ Đài Loan Tôn Cảnh Toại, trú đóng phủ Chương Hóa, tự xưng ''Minh Chủ Đại Nguyên Soái''. Ngày [[20 tháng 1]] ([[1 tháng 12]] [[âm lịch]]) xưng vương ''Bắc Lộ'', đặt niên hiệu là [[Thiên Vận (Lâm Sảng Văn])|Thiên Vận]], một người tên là [[Lý Đồng]] cũng xuất lĩnh bộ chúng hưởng ứng nghĩa quân, giết chết [[Đồng Tri]] ở [[Đạm Thủy]]. Lại tiến về hướng bắc đánh chiếm [[Thành Trúc Tiệm]] ở [[Tân Trúc]]. Nhưng Lâm Sảng Văn đang có xung đột chiến tranh với người [[Khách Gia]] ở Tân Trúc, bắt nguồn từ [[Miếu Nghĩa Dân]] xem(Xem tường tận tại bài [[Văn hóa Đài Loan|văn hóa Đài Loan]]).
Năm sau đổi niên hiệu là [[Thuận Thiên (Lâm Sảng Văn)|Thuận Thiên]], tiếp tục tiến quân về hướng nam đánh phá thành [[Chư La]]. Đề đốc lục lộ Phúc Kiến [[Đài Loan binh bị đạo]] [[Sài Đại Kỷ]] đốc thúc binh sĩ tận lực phòng thủ. Lãnh tụ Thiên Địa Hội ở Phượng Sơn [[Trang Đại Điền]] lại tụ tập dân chúng khởi binh hưởng ứng, tới tháng 2 cùng năm toàn bộ Đài Loan ngoại trừ phía nam Phủ Đài Loan, Chư La, cảng biển miền trung [[Lộc Cảng]] ra còn lại đều bị nghĩa quân chiếm giữ. [[Tổng đốc Mân Triết]] [[Thường Thanh]] nghe tin có biến loạn vội vàng phái tướng quân [[Phúc Châu]] [[Hằng Thụy]], Thủy sư Đề đốc Phúc Kiến [[Hoàng Sĩ Giản]] và Lục sư Đề đốc Phúc Kiến [[Nhậm Thừa Ân]] xuất lãnh quân Thanh khoảng 40004.000 người chinh phạt Đài Loan, trước sau lần lượt thu hồi [[thành huyện Chư La]], [[thành huyện Phượng Sơn]], không may vào ngày [[23 tháng 4]] ([[6 tháng 3]] [[âm lịch]]) năm Càn Long thứ 52 ([[1787]]) lại bị Trang Đại Điền công chiếm, hai bên rơi vào cuộc chiến đấu giằng co.
 
Thường Thanh lúc đầu làm Thị sư, chiến đấu không lập công, Thừa Ân, Sĩ Giản cho rằng Thanh dụng binh sai lầm trễ nãi việc quân cơ tội đáng chém đầu, sai người bắt giam chờ ngày xét xử, sau khi bình định Đài Loan, xá tội thả ra, Sĩ Giản tới thị trấn [[Lang Sơn]] (nay là bờ biển đông nam thành phố [[Nam Thông]] tỉnh [[Giang Tô]]) làm [[Tổng binh]], Thừa Ân thăng lên [[Phó tướng]]. Sứ giả nhà Thanh lệnh cho Thường Thanh làm Đốc sư điều sang [[Chiết Giang]], cùng với hơn một vạn quân Thanh ở [[Quảng Đông]] chuẩn bị vượt biển sang Đài Loan, tuy về sau có tăng thêm 70007.000 người, hai bên đối đầu tại thành phủ Đài Loan, bấy giờ Lâm Sảng Văn chỉ huy quân đội phản công thành huyện Chư La, tuy nhiên cuộc phản công giữa đôi bên rơi về thế bế tắc kéo dài suốt 5 tháng trời.
Sau cùng triều đình nhà Thanh lại phái [[Tổng đốc Thiểm Cam]] [[Đại Học sĩ]] [[Phúc Khang An]], Tham tán Đại thần [[Hải Lan Sát]] cùng điều động binh sĩ lục doanh khoảng 80008.000 người đổ bộ lên Lộc Cảng vào ngày [[10 tháng 12]] ([[2 tháng 11]] [[âm lịch]]) năm 1787, sau khi đổ bộ lên bờ biển, liền tập hợp binh lực 60006.000 lính Đài Loan cùng 1400014.000 quân từ đại lục sang, chống lại binh lực 3000030.000 người của Lâm Sảng Văn, hai bên giao chiến tại [[Bát Quái Sơn]]. Phúc Khang An trước sau lần lượt thu hồi lại được Chương Hóa, Chư La. Lâm Sảng Văn thua trận cùng toàn bộ đám tùy tùng, thuộc hạ, tâm phúc chạy sang lẩn trốn ở các nơi như [[Tập Tập]], [[Thủy Sa Liên]] (nay là làng [[Ngư Trì]] huyện [[Nam Đầu]], Đài Loan). Ngày [[10 tháng 2]] năm Càn Long thứ 53 ([[1788]]) Phúc Khang An lệnh cho người tới thuyết phục cư dân địa phương tại [[Lão Cù Kỳ]] (nay là khu làng [[Kỳ Đỉnh]] thuộc thị trấn [[Trúc Nam]] huyện [[Miêu Lật]]) bắt sống Lâm Sảng Văn giao nộp cho triều đình, ít lâu sau ông bị quan quân triều đình giải tới [[Bắc Kinh]] thẩm tra phán quyết xử tử [[lăng trì]].
 
Trong suốt quá trình dẹp loạn nhà Thanh chỉ sử dụng lực lượng quân đội không quá 4 vạn quân, mất khoảng thời gian 1 năm 4 tháng mới bình định xong Đài Loan, về sau vua Thanh là Càn Long để khen ngợi nghĩa dân ở Chư La đã dũng cảm đánh giặc lập công, hạ lệnh đổi tên Chư La thành [[Gia Nghĩa]]. Ngoài ra sự kiện dẹp loạn này còn được vua Càn Long sai người biên soạn thành sách và cho nhập chung vào bộ sách ''[[Thập Toàn Võ Công]]'' của ông.
 
===Ảnh hưởng===
Ngày nay, tên ông được sử dụng ở các địa danh, làng mạc, đường xá, trường học như [[Làng Sảng Văn]] và [[Trường Trung học Quốc dân Sảng Văn]] thuộc làng [[Trung Liêu]] huyện [[Nam Đầu]], Đài Loan. Quận Đại Lý, thành phố Đài Trung có [[Đường Sảng Văn]], trường Trung học Quốc dân Sảng Văn cùng lấy tên đó, được chính phủ dùng để biểu thị lòng biết ơn công lao của ông. Riêng thị trấn [[Trác Lan]] huyện [[Miêu Lật]] còn lưu giữ một địa danh mang tên [[Sảng Văn lộ]] (không phải tên đường). Ngoài ra, khi [[chính phủ Quốc dân]] mới bắt đầu tiếp quản Đài Loan, từng có kế hoạch lấy thành phố [[Gia Nghĩa]] đổi tên thành [[Sảng Văn]], về sau kế hoạch đó bị bãi bỏ.