Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Bân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17:
== Cuộc đời ==
Tào Bân là cháu trai của Trương Quý phi của Hậu Chu Thái tổ [[Quách Uy]], cháu ngoại của Trương Đồng. Năm thứ 3 Hiển Đức nhà Hậu Chu, đổi làm Đồng Quan giám quân, dời Tây thượng các môn sứ. Năm thứ 5 Hiển Đức, phụng chiếu đi sứ Ngô Việt, có công thăng quan đến Dẫn tiến sứ; trị quân nghiêm khắc, coi trọng quân kỷ. Năm thứ 2 Càn Đức (năm 964) suất quân diệt Hậu Thục, có danh không giết bừa, Vương Nhân Thiệm nói: "Thanh liêm khiêm tốn cẩn thận, không phụ bệ hạ bổ nhiệm sứ giả, chỉ có một người là Tào Bân mà thôi." Thăng Tuyên Huy Nam viện sứ, Nghĩa Thành quân Tiết độ sứ. Năm thứ 6, phái Lý Kế Huân, Đảng Tiến suất sư đánh Thái Nguyên, mệnh làm tiền quân đô giám, chém hơn hai ngàn cấp, bắt được rất nhiều. Năm thứ hai Khai Bảo, đề nghị thân chinh Thái Nguyên, phục mệnh làm tiền quân đô giám, dẫn binh đi trước, dừng ở Đoàn Bách cốc, thu hàng tướng giặc Trần Đình Sơn. Lại chiến thành nam, nhẹ nhàng đoạt hơn ngàn ngựa tại Hào Kiều. Khi [[Tống Thái Tổ|Thái tổ]] đến, thì đã chia trại tứ phía, tự lĩnh phía bắc. Năm thứ 6, tiến Kiểm giáo thái phó.<br>
 
Năm thứ 7 Khai Bảo (974) suất 10 vạn quân thủy bộ diệt Nam Đường, năm sau đánh hạ Kim Lăng, lại quyết sách phạt Bắc Hán cùng công Liêu, lấy công được đề bạt Xu Mật Sứ, Kiểm giáo Thái úy, Trung Võ quân Tiết Độ Sứ. Thái Tông lên ngôi, thêm Đồng Trung thư môn hạ bình chương sự. Năm thứ 3 Thái Bình Hưng Quốc, tiến Kiểm giáo thái sư, tòng chinh Thái Nguyên, thêm kiêm thị trung. Tháng giêng năm thứ 8, bởi vì Trấn Châu Trú bạc đô giám, tửu phường sứ Di Đức Siêu vu hãm, thôi chức Xu Mật Sứ, làm Thiên Bình quân Tiết Độ Sứ kiêm thị trung <ref>"Tục Tư trị thông giám trường biên", quyển 24: Trấn Châu Trú bạc đô giám, tửu phường sứ Di Đức Siêu nhân lúc ly gián tâu lên: "Xu mật sứ Tào Bân cầm quyền lâu năm, được lòng quân sĩ. Thần tình cờ đi qua, đều nghe thú binh bảo nhau rằng "Lương tháng của chúng ta là do Tào công phân phát, vì Tào công chúng ta đảm đương đến chết"". Lại khéo léo vu khống, bên trên có phần nghi ngờ. Tham tri chính sự Quách Chí Cực ra sức phân giải, bên trên không nghe. Mậu Dần, Bân bãi chức làm Thiên Bình Tiết độ sứ kiêm Thị trung"</ref>, tháng sáu Vương Hiển nhậm chức Xu Mật Sứ<ref>"Tục Tư trị thông giám trường biên", quyển 24: Kỷ Mão, tháng giêng năm thứ 8 Thái Bình Hưng Quốc</ref>, nhưng sau hơn mười ngày, Thái Tông liền tỉnh ngộ lại, tiến phong Tào Bân làm Lỗ quốc công. Năm thứ 3 Ung Hi (986), Tống chia binh ba đường công Khiết Đan, ông làm chủ tướng đông lộ quân, bởi vì một mình liều lĩnh, binh mệt lương mệt rút quân, đến Kỳ Câu quan (nay là tây nam Trác Châu) bị quân Khiết Đan đánh bại, dẫn đến quân Tống tháo chạy toàn tuyến, giáng chức làm hữu kiêu vệ Thượng tướng quân (hoàn vệ quan, từ Nhị phẩm). Bốn năm phục chức làm thị trung, Vũ Ninh quân Tiết Độ Sứ (Tiết Độ Sứ kiêm thị trung). Năm thứ 5 Thuần Hóa, dời Bình Lô quân Tiết Độ Sứ. Sau khi Chân Tông lên ngôi phục chức Kiểm giáo thái sư, Đồng Trung thư môn hạ bình chương sự. Mấy tháng sau, bái làm Xu Mật Sứ. Tháng 6 năm thứ Hàm Bình tốt (chết), thọ 69 tuổi, tặng Trung Thư Lệnh, truy phong Tế Dương quận vương, thụy Võ Huệ; lại tặng vợ ông Cao thị làm Hàn quốc phu nhân. Tháng 8, chiếu Bân cùng Triệu Phổ phối hưởng Thái Tổ miếu đình.<br>
Sau khi Chân Tông lên ngôi phục chức Kiểm giáo thái sư, Đồng Trung thư môn hạ bình chương sự. Mấy tháng sau, bái làm Xu Mật Sứ. Tháng 6 năm thứ Hàm Bình tốt (chết), thọ 69 tuổi, tặng Trung Thư Lệnh, truy phong Tế Dương quận vương, thụy Võ Huệ; lại tặng vợ ông Cao thị làm Hàn quốc phu nhân. Tháng 8, chiếu Bân cùng [[Triệu Phổ]] phối hưởng Thái Tổ miếu đình.<br>
 
Trước sau Tào Bân được phong làm Tế Dương quận vương (triều [[Tống Nhân Tông|Nhân Tông]]), Ký vương (triều Nhân Tông), Lỗ vương (triều [[Tống Chân Tông|Chân Tông]]), Đường vương (triều [[Tống Thần Tông|Thần Tông]]), Chu vương (triều [[Tống Cao Tông|Cao Tông]])<ref>"Tống hội yếu tập cảo"</ref>.
 
== Gia đình==
Con gái của ông là Tào Hiền phi của Tống Chân Tông, cháu gái là Tào hoàng hậu của Tống Nhân Tông, được khen là "thánh hậu". Chắt ngoại gái là Cao hoàng hậu, tức hoàng hậu của [[Tống Anh Tông]]. Tào hoàng hậu có một người anh em là Tào Dật, là hình tượng [[Tào quốc cữu]] trong [[bát tiên]]. Tương truyền đời sau của Tào Bân còn có một người trở thành nữ thần tiên, chính là tác giả của "Linh Nguyên đại đạo ca" của Đạo gia, Tào Văn Dật chân nhân.