Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh – Nguyễn phân tranh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
 
==="Ta không nhận sắc"===
Năm [[1613]], [[Nguyễn Hoàng]] qua đời, người con trai thứ sáu6 là [[Nguyễn Phúc Nguyên]] lên thay, tức là Sãi vương (hay chúa Sãi). Năm [[1623]], Bình An Vương Trịnh Tùng qua đời, con là [[Trịnh Tráng]] lên thay, tức là Thanh Đô Vương.
 
Sử sách [[nhà Nguyễn]] chép rằng, năm [[1627]], lấy cớ [[Nguyễn Phúc Nguyên]] bỏ không nộp thuế cho vua Lê, [[Trịnh Tráng]] làm sắc đứng tên vua Lê gửi trách Nguyễn, đòi đích thân hoặc sai con tải thuế ra bắc. Theo kế của mưu sĩ [[Đào Duy Từ]], Phúc Nguyên một mặt lo tăng cường phòng thủ, một mặt tìm cách trả lại sắc thư.
 
Vì [[lực lượng]] yếu không thể ra mặt trả sắc thư cho chúa Trịnh, chúa Nguyễn sai đúc mâm hai đáy, để sắc thư kèm theo một bài thơ do [[Đào Duy Từ]] viết, cho vào đáy dưới, bên trên để vàng bạc, rồi sai Văn Khuông mang ra bắc tạ với [[chúa Trịnh]]. Khuông dâng mâm lên [[chúa Trịnh]] rồi giả cách về công quán nghỉ, trốn luôn về nam. Phía Trịnh phát giác mâm hai đáy bèn mở ra, bên trong có tờ sắc thư và một bài thơ chữ Hán như sau:
 
{{Quote|矛而無腋
Dòng 63:
Lực lai tương địch|sign=|source=}}
 
Các bầy tôi dưới quyền [[chúa Trịnh]] không giải được nghĩa bài thơ. Mãi sau [[Phùng Khắc Khoan|Trạng Bùng]] [[Phùng Khắc Khoan]] mới giải được nghĩa rằng:
 
*Câu đầu ý là chữ "mâu" (矛) bỏ nét phẩy. Chữ "mâu" không có nét phẩy thì thành ra chữ "dư" (予), nghĩa là "ta", "tôi".
Dòng 72:
Ẩn ý của bài thơ này là "dư bất thụ sắc" (予不受勑), nghĩa là "Ta không nhận sắc".
 
Theo sử sách [[nhà Nguyễn]]<ref>Đại Nam thực lục, tập 1</ref>, sau khi hiểu được nghĩa [[Thơ|bài thơ]], nhận ra câu trả lời ngang ngạnh của Nguyễn Phúc Nguyên, Trịnh Tráng tức giận quyết định khởi đại binh vào nam. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu<ref>''Truyện cũ cố đô'' - Nguyễn Đắc Xuân, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986</ref> đều cho rằng điều này không phải là sự thật. Trên thực tế, người giải được bài thơ của [[Đào Duy Từ]][[Phùng Khắc Khoan]] đã mất từ năm 1613, trước đó 14 năm rồi. Không những thế, trong chính cuốn sử biên niên [[Đại Nam thực lục|''Đại Nam thực lục'']] của [[nhà Nguyễn]] cũng chép rằng, sau khi Văn Khuông dâng mâm xong trốn về, tướng Nguyễn đóng ở biên giới đã chủ động đánh lấn sang đất Trịnh gây hấn trước, do đó Trịnh Tráng mới động binh vào nam, dẫn tới cuộc đại chiến đầu tiên giữa Trịnh và Nguyễn.
 
Chân tướng của sự việc này không giống những gì sử [[nhà Nguyễn]] chép. Chiếc mâm đồng hai đáy và bài thơ mà [[Đào Duy Từ]] dụng tâm khổ trí làm ra thì có thể có, nhưng thực ra phía Trịnh đã không phát giác ra cái mâm có hai đáy và do đó chúa Trịnh không phải tức giận về bài thơ này. Nhà Nguyễn muốn cha ông mình – chúa Sãi - đấm được họ Trịnh một cú đòn ngoại giao ngoạn mục, nhưng trên thực tế quả đấm đó chỉ trúng vào không khí. Các sử gia nhà Nguyễn đã sơ hở khi chọn Trạng Bùng làm người giải bài thơ của mưu sĩ họ Đào nhưng lại quên rằng lúc đó Trạng Bùng đã mồ yên mả đẹp từ lâu. Theo các nhà nghiên cứu, việc chúa Nguyễn tiếp tục không nộp thuế, cũng không ra nộp mình và cũng không sai con ra theo sắc của vua Lê (chúa Trịnh nhân danh), rồi họ Nguyễn chủ động gây hấn mới là lý do để Trịnh Tráng khởi binh.
 
==7 lần đại chiến==
Dòng 166:
 
===Cuộc chiến thứ bảy 1672===
Vua [[Lê Thần Tông]] rồi [[Lê Huyền Tông]] qua đời, [[Lê Gia Tông]] lên ngôi. Sau khi dứt được [[Nhà Mạc|họ Mạc]] ở Cao Bằng ([[1667]]), năm [[1672]], chúa Trịnh lại cử binh nam tiến, sai Trịnh Căn lĩnh thủy binh, Lê Thì Hiến lĩnh bộ binh.
 
Bên Nguyễn năm [[1666]], Nguyễn Hữu Tiến chết. Chúa Nguyễn cử em là Hiệp làm chủ tướng cùng Hữu Dật và Nguyễn Mỹ Đức ra chống cự, tự chúa Nguyễn ra tiếp ứng. Quân Trịnh hăng hái đánh lũy Trấn Ninh mấy lần suýt hạ được nhưng Hữu Dật cố sức chống đỡ. Quân Trịnh đánh mãi không thắng phải rút về Bắc Bố Chính, Trịnh Căn lại bị ốm nên Trịnh Tạc rút đại quân về kinh, cử Lê Thì Hiến, Lê Sĩ Triệt ở lại trấn thủ.
 
==Chia đôi đất nước==
Dòng 182:
{{Xem thêm|Trịnh Sâm|Hoàng Ngũ Phúc|Nguyễn Phúc Thuần}}
===Quân Trịnh lại nam tiến===
Một trăm100 năm sau khi đình chiến, một biến cố lớn ở Đàng Trong làm xáo trộn cả Nam Hà lẫn Bắc Hà.
 
Ba anh em [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]] nổi dậy khởi nghĩa nhân lúc chính quyền họ Nguyễn lục đục rơi vào tay quyền thần [[Trương Phúc Loan]]. Khi thủ lĩnh Tây Sơn là [[Nguyễn Nhạc]] làm chủ được [[Duyên hải Nam Trung Bộ|Nam Trung Bộ]] thì họ Trịnh nhận thấy thời cơ tiêu diệt họ Nguyễn đã đến.
Dòng 207:
Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, tướng Nguyễn là Tống Phúc Hiệp từ Bình Khang đánh ra [[Phú Yên]], quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Tình thế của Nguyễn Nhạc rất nguy ngập, bèn sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, sai [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] đem sắc, ấn, cờ đến phong Nguyễn Nhạc làm "Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân".
 
Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm [[Quảng Ngãi]][[Quy Nhơn]]. Nhân lúc Tây Sơn mang quân vào đánh [[Phú Yên]], quận Việp liền lấn tới đóng quân ở Chu Ổ thuộc [[Quảng Ngãi]].
 
===Thịnh quá hóa suy, suy quá lại thịnh===
{{Xem thêm|Nhà Tây Sơn}}
[[Tháng 7]] năm [[1775]], nghe tin [[Nguyễn Huệ]] thắng quân Nguyễn chiếm lại [[Phú Yên]], quận Việp án binh lại. Theo yêu cầu của [[Nguyễn Nhạc]], quận Việp phong chức cho Nguyễn Huệ làm "Tây Sơn hiệu tiền tướng quân". Ít lâu sau, quân Trịnh bị bệnh dịch chết khá nhiều, quận Việp tuổi già sức yếu bèn bỏ [[Quảng Nam]] lui về Phú Xuân, sau đó giao lại thành này cho Bùi Thế Đạt, còn mình dẫn đại quân về bắc. Tháng 10 năm đó, quận Việp bị bệnh chết trên đường về.
 
Lần đầu tiên sau 150 năm nam chinh, họ Trịnh tiến tới [[Quảng Nam]], mở cương thổ cho vua Lê thời trung hưng tới gần được như thời [[Lê Thánh Tông]] của [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] trước đây. Cũng lần đầu tiên, họ Nguyễn mất toàn bộ đất căn bản Thuận - Quảng, bị dồn vào [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]], mảnh đất họ Nguyễn đã đặt bộ máy hành chính của mình chưa đầy 100 năm.
 
Cuộc nam tiến lần thứ 8 năm 1774 – 1775 của quân Trịnh cũng là trận chiến Trịnh - Nguyễn cuối cùng. Từ đây hai bên bị địa bàn của Tây Sơn ngăn cách và không còn tái chiến. Sau 8 cuộc chiến vẫn không bên nào diệt được bên nào, nhưng không lâu sau đó cả Trịnh và Nguyễn đều bại dưới tay [[Tây Sơn]].
 
Sau trận 1774, lãnh thổ họ Trịnh quản lý phát triển đến cực thịnh. Nhưng sau khi quận Việp chết, phía Trịnh từ chúa đến quân đều có ý tận hưởng chiến thắng, lơ là phòng bị biên cương phía nam. Chỉ hơn 10 năm sau thắng lợi ở Phú Xuân, chính kinh thành Thăng Long của họ Trịnh bị thất thủ và họ Trịnh mất theo. Trong khi đó, sau khi bị đánh bật khỏi mảnh đất cuối cùng là Nam Bộ phải đi lưu vong, họ Nguyễn đã trở về và khôi phục lại lãnh thổ. Cuối cùng vì những biến cố có lợi, họ Nguyễn trở thành người cai trị cả nước.
Dòng 221:
==Nhận định==
===Lợi thế, nhược điểm===
Trong cuộc chiến 7 lần [[thế kỷ 17]], tuy họ Trịnh có danh nghĩa vua Lê, có lực lượng mạnh hơn, lợi thế về nhân lực đông đảo, vật chất dồi dào hơn nhưng quân phải đi đánh đường xa thường mệt mỏi và lương thảo không vận kịp, mặt khác Bắc Hà luôn có mối lo các lực lượng cát cứ ở hậu phương nên không thể dốc toàn lực, toàn tâm vào cuộc chiến.
 
Phía họ Nguyễn dù lực lượng ít hơn nhưng được đánh tại đất nhà, có hai tướng giỏi là Hữu Tiến và Hữu Dật, lại có các chiến lũy kiên cố. Qua nhiều năm giao chiến khi tiến khi lui, cuối cùng họ Nguyễn từ Thuận Hóa lấn được ra tới sông Gianh, chiếm được Nam Bố Chính. Hơn nữa, ngoài đất đai, họ Nguyễn còn mang về được một lượng nhân lực khá lớn để khai khẩn những vùng đất mới khai thác phía nam. Điều đó cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển thế lực của họ Nguyễn lúc đó cũng như sau này.
Dòng 229:
Một nhân tố khác giúp hai bên đứng vững là các tướng ngoài mặt trận của hai bên, dù tài năng ở mức độ khác nhau nhưng nhìn chung đều là những người cần cù, trung thành. Trịnh Toàn bị dụ hàng ở thời điểm ngoài gặp địch mạnh, trong bị anh bức bách không khác gì [[Trịnh Cối]] trước đây, thủ hạ sợ vạ lây đều đã hàng Nguyễn, thế nhưng Toàn vẫn không hàng như Cối mà chấp nhận cái chết. [[Lê Văn Hiểu]] thua trận, thân bị thương, bị chúa gọi về trị tội cũng không nghe theo lời dụ của Hữu Dật. Nguyễn Hữu Dật cũng bị dụ khi vừa thua trận và bị các tướng ganh ghét, nhưng cũng không đổi dạ thay lòng. Những trường hợp sang đầu hàng bên kia không nhiều và không nắm trọng trách nên không gây ảnh hưởng quyết định tới kết quả cuộc chiến.
 
=== So sánh với chiến tranh Lê - Mạc ===
Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn đều là những cuộc nội chiến trường kỳ trong [[lịch sử Việt Nam]], gây ra hậu quả chia đôi nước [[Đại Việt]] trong 250 năm. Tuy nhiên, so với chiến[[Chiến tranh Lê -Mạc|Chiến tranh Lê – Mạc]] thời [[Nam-Bắc triều (Việt Nam)|Nam Bắc triều]], mức độ của chiến[[Chiến tranh Trịnh - Nguyễn]] có phần bớt nghiêm trọng hơn vì những lý do sau:
 
====Về tính đối kháng====
- Mạc là kẻ thù không đội trời chung. [[Nhà Mạc]] cướp ngôi Lê, Lê khôi phục rồi chống Mạc, họ Lê mang mối thù giết vua cướp ngôi với họ Mạc nên quyết không thể có chuyện nghị hòa. Lê và Mạc phải đánh nhau một mất một còn để chứng minh mình là "chính thống", nhất là nhà Minh dùng chiêu bài lập lờ, không dứt khoát công nhận ai. Chiến tranh Lê - Mạc vì vậy chỉ có thể kết thúc khi một bên bị tiêu diệt.
 
Giữa họ Trịnh và Nguyễn, xuất phát vốn là người trong một nhà, Trịnh Kiểm lấy chị Nguyễn Hoàng là Ngọc Bảo, đến Trịnh Tráng lại lấy con gái Nguyễn Hoàng cũng là cô họ của mình là Ngọc Tú. Trước khi dùng "binh", Trịnh và Nguyễn đã dùng "lễ" trong thời gian khá dài vì cả hai đều khởi phát từ danh nghĩa "phù Lê". Khi 2 bên thấy khó thắng được nhau thì cũng có thể bàn việc nghị hòa với nhau, và thực tế thì sau 7 lần xuất binh, cả hai bên đều chán nản nên đã nghị hòa với nhau và duy trì giới tuyến suốt cả một thế kỷ.
 
====Thời gian, mật độ====
Chỉ trừ lần đụng độ thứ năm kéo dài 5 năm (1655-16601655–1660), các cuộc đụng độ khác giữa Trịnh và Nguyễn đều kéo dài chỉ vài tháng, thậm chí trong chưa đầy một tháng; khoảng cách giữa các cuộc chiến cũng khá dài, thường là 5-75–7 năm, có khi dài tới hàng chục năm. Giữa các cuộc chiến có thời gian đình chiến giúp cả hai bên củng cố thực lực. Trong khi đó, cuộc [[chiến tranh Lê-Mạc|Chiến tranh Lê – Mạc]] trong 60 năm diễn ra với mật độ liên tục, gần như chỉ một vài năm lại có một cuộc hành quân bắc tiến hoặc nam tiến của bên này hoặc bên kia.
 
Lực lượng của Lê và Mạc nhìn chung ngang nhau nên cả hai bên "ăn miếng trả miếng", lúc thủ lúc đánh. Còn khi đụng đầu với Trịnh, Nguyễn chủ yếu ở thế phòng thủ, dùng chiến lũy kiên cố, địa hình hiểm trở để cản đường nam tiến của Trịnh. Lúc đó Nguyễn chưa lấy được đất [[Chiêm Thành]] và Thủy Chân Lạp nên lực lượng còn hạn chế, vì vậy sau cuộc chiến Nghệ An 1655 – 1660, Nguyễn không thể tái diễn một cuộc chiến dài hơi như vậy với Trịnh.
Dòng 261:
[[Dân số]] hai bên chênh lệch nhiều khiến ảnh hưởng lớn tới việc tăng cường quân số. Tính về diện tích lãnh thổ [[Đàng Ngoài]] rộng gấp 2 đến 3 lần lãnh thổ [[Đàng Trong]]. Về [[dân số]] thì đầu thế kỷ XVII, từ năm 1600 đến 1650, dân số dưới sự cai trị của chúa Trịnh khoảng dưới 5 triệu người, trong khi dân số của chúa Nguyễn khoảng 500.000<ref>Li Tana, Nguyễn Cochichina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, New York: Cornell University, 1998, tr 159-160, 171.</ref>-1.000.000 người<ref>Li Tana, Nguyễn Cochinchina:Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteen Centuries tr 171 New York: Cornell University, 1998.</ref>. Quân số của hai bên không được thống kê đầy đủ, thường xuyên bị phóng đại để nghi binh, những [[Khoa học Thống kê|thống kê]] chủ yếu chỉ là con số ước đoán của những người đương thời bấy giờ:
 
Sử gia Phan Khoang trong ''Việt sử xứ Đàng Trong'' có thống kê quân số như sau:
*Không nói rõ năm: Chúa Nguyễn có chừng 22.740 quân chính quy. Chúa Trịnh có chừng 50.000 quân đóng ở Thăng Long (khi đánh nhau sẽ huy động thêm dân binh, hương binh ở địa phương). Số quân này thường xuyên bị hai phe "nói phao" đôi lúc quân số bị phao từ 10 vạn lên 18 vạn (Trịnh); Nguyễn phóng đại lên 26 vạn. Quân số mỗi phe có thể có tối đa là 20 vạn chính quy và địa phương, và quân chúa Nguyễn lúc nào cũng ít hơn số quân Trịnh.<ref>Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà xuất bản Văn Học, tr. 242-243.</ref>
*Thủy binh: quân Trịnh có ưu thế lớn với chừng 600 chiến thuyền to hơn tàu châu Âu và trên mỗi thuyền có 3 đại bác, 25 người chèo và binh sĩ. Trong khi chúa Nguyễn có 200 chiến thuyền.<ref>Phan Khoang (2001), Việt sử xứ Đàng Trong, Nhà xuất bản Văn Học, tr. 243, tác giả ghi dẫn theo giáo sĩ đương thời [[Alexandre de Rhodes]] và tài liệu các giáo sĩ khác.</ref>