Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiều Công Hãn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 12:
Theo Đại Việt sử ký tiền biên, khi [[Ngô Xương Văn]] mất vào năm 965, các tướng dưới quyền là [[Lã Xử Bình]] và Thứ sử Phong Châu Kiều Công Hãn tranh nhau lên thay... Đến năm 966, Tham mưu [[Lã Xử Bình|Ngô Xử Bình]], Thứ sử Kiều Công Hãn, Thứ sử châu Vũ Ninh là [[Dương Huy]], Nha tướng là [[Đỗ Cảnh Thạc]] lại kéo về Cổ Loa tranh nhau lên ngôi. Trong nước khắp nơi nổi loạn, ai nấy đều chiếm cứ quận ấp, mưu thôn tính lẫn nhau<ref name="tienbien"/> Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi "các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn" phần nào cho thấy tham vọng của Kiều Công Hãn trong cuộc chiến ngôi báu này.
 
Khi [[Ngô Xương Xí]] lui về Bình Kiều, Thanh Hóa và trở thành một sứ quân thì Kiều Công Hãn cũng xây thành Tam Giang rồi thành Phù Lập (đều ở phía nam [[Phú Thọ]]) và trở thành một sứ quân trong thời [[loạn 12 sứ quân]]. SauTừ khivị chiếmthế thủ lĩnh Phong Châu, Kiều Công Hãn chiếm 2 châu lân cận là Hào Châu và Thái Châu để mở rộng địa bàn, Kiều Công Hãn xưng là Kiều Tam Chế.<ref>[http://hannom.vass.gov.vn/noidung/Disan/Pages/bai-viet.aspx?ItemID=8836 Kiều đại vương thượng đẳng thần ký lục]</ref><ref>Theo các nhà nghiên cứu PGS Lê Trung Vũ - PGS Tiến sĩ Lê Hồng Lý đồng chủ biên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính trong cuốn ''Lễ hội Việt Nam'' trang 85</ref> Ngay từ những ngày đâu gây dựng, Kiều Công Hãn liên tục mở rộng địa bàn chiếm đóng sang khu vực tả ngạn [[sông Lô]] bằng những cuộc chiến với sứ quân [[Nguyễn Khoan]] tại khu vực thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch ([[Vĩnh Phúc]]) ngày nay.
 
Thần phả miếu Ba Thôn - chùa Hưng Quốc ở Thái Bình cho biết tướng Nguyễn Quảng Lại trong một lần cùng [[Đinh Tiên Hoàng]] truy đuổi tàn quân của Kiều Công Hãn ở Phong Châu, khi tới sông Việt Trì, để giữ bí mật của trận đánh, Nguyễn Quảng Lại đã cho quân chặt cây, hạ thuỷ để vượt sông. Khi ra tới giữa dòng, trời nổi cơn dông lớn, Quảng Lại mất tích, xác trôi về cửa Bố Hải Khẩu rồi được người dân làng chài trang Quang Lang [[chôn cất]] và thờ cúng.