Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Cá vây tay”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JAnDbot (thảo luận | đóng góp)
n r2.5.2) (Bot: Dời bg:Латимерия; sửa fi:Varsieväkalat
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 6:
| status_system = iucn3.1
| regnum = [[Động vật|Animalia]]
| phylum = [[Động vật có dây sống|Chordata]]
| classis = [[Lớp Cá vây thùy|Sarcopterygii]]
| subclassis = '''Actinistia'''
Dòng 17:
}}
 
'''Bộ Cá vây tay''' ([[danh pháp|danh pháp khoa học]]: '''''Coelacanthiformes''''', nghĩa là 'gai rỗng' trong [[tiếng Hy Lạp]] cổ với ''coelia'' (''κοιλιά'') nghĩa là rỗng và ''acanthos'' (''άκανθος'') nghĩa là gai) là tên gọi phổ biến trong [[tiếng Việt]] của một bộ [[cá]] bao gồm các nòi giống của cá có quai hàm cổ nhất còn sống đến ngày nay đã được biết đến. Cá vây tay có quan hệ họ hàng gần gũi với [[cá phổi|cá có phổi]], được cho là đã tuyệt chủng vào cuối [[kỷ Creta|kỷ Phấn trắng]] cho đến tận năm [[1938]], khi người ta tìm thấy các cá thể còn sống ngoài khơi ven biển phía đông của [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], ngoài cửa [[sông Chalumna]]. Kể từ đó, chúng đã được tìm thấy ở [[Comoros]], [[Sulawesi]] ([[Indonesia]]), [[Kenya]], [[Tanzania]], [[Mozambique]], [[Madagascar]] và [[Vườn đất ẩm St. Lucia Lớn]] của Nam Phi.
 
==Các đặc trưng sinh học==
[[Tập tin:Latimeria chalumnae01.jpg|nhỏ|trái|250px|''Latimeria chalumnae''.]]
Cá vây tay là [[lớp Cá vây thùy|cá vây thùy]] với các vây ức và vây hậu môn mọc trên các cuống nhiều thịt được các xương hỗ trợ và vây đuôi chia thành ba thùy, thùy giữa là sự kéo dài của [[dây sống]]. Cá vây tay có vây dạng cosmoid đã biến đổi, nó mỏng hơn vảy dạng cosmoid thực sự, là dạng vảy chỉ tìm thấy ở một số loài cá đã tuyệt chủng. Cá vây tay cũng có một cơ quan cảm nhận điện từ đặc biệt gọi là ''cơ quan ở mõm'' ở phía trước của hộp sọ, có lẽ để giúp chúng phát hiện con mồi.
 
Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa [[kỷ Devon]], vào khoảng 410 triệu năm trước.<ref>Hóa thạch của quai hàm cá vây tay được tìm thấy trong địa tầng có thể xác định niên đại khoảng 410 triệu năm trước (Ma) đã được thu thập gần Buchan ở East Gippsland, [[Victoria (Úc)|Victoria, Australia]], hiện tại giữ kỷ lục về cá vây tay cổ nhất; được đặt tên khoa học là ''Eoactinistia foreyi'' khi được [http://www.int.iol.co.za/index.php?set_id=1&click_id=31&art_id=qw1156833901231B223 công bố vào tháng 9 năm 2006]</ref>. Các loài cá vây tay tiền sử sống trong nhiều môi trường nước vào cuối [[Đại Cổ sinh|Đại Cổ Sinh]] và thời kỳ [[Đại Trung sinh|Đại Trung Sinh]].
 
Khối lượng trung bình của cá vây tay khoảng 80 kg (176 pao) và chúng có thể dài tới 2 m (6,5 ft). Các nhà khoa học tin rằng cá vây tay có thể sống tới 60 năm. Cá vây tay thường sống ở độ sâu khoảng 700m (2.296,5ft) dưới mực nước biển.
Dòng 33:
Mắt cá vây tay rất nhạy cảm và có ''tapetum lucidum'' (lớp chất phản quang như ở mắt mèo). Cá vây tay gần như không thể bị bắt trong thời gian ban ngày hay những đêm có trăng tròn, do độ nhạy cảm cao của mắt chúng.
 
Cá vây tay là những kẻ săn mồi cơ hội, chúng săn bắt các loài [[mực nang]], [[bộ Mực ống|mực ống]], [[lươn dẽ giun]], [[cá mập]] nhỏ và các khác được tìm thấy ở môi trường sinh sống của chúng cạnh các vách đá ngầm và dốc núi lửa ngầm. Cá vây tay còn được biết với kiểu bơi đầu cắm xuống, giật lùi và ngửa bụng để định vị con mồi của chúng có lẽ là để tận dụng tuyến trên mõm của chúng. Các nhà khoa học cho rằng một trong các lý do để chúng thành công như vậy là do chúng có thể giảm mạnh quá trình [[trao đổi chất]] vào bất kỳ lúc nào, chìm xuống các độ sâu mà chúng ít sinh sống hơn và giảm tối đa nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kiểu [[ngủ đông]].
==Các mẫu hóa thạch==
Mặc dầu hiện nay chỉ có hai loài còn tồn tại, nhưng như một nhóm tổng thể thì cá vây tay đã từng rất thành công với nhiều chi và loài, để lại nhiều mẫu hóa thạch từ kỷ Devon tới khi kết thúc [[kỷ Creta|kỷ Phấn trắng]], từ thời điểm đó chúng dường như đã hứng chịu sự tuyệt chủng gần như hoàn toàn, và vượt qua thời điểm đó mà không có mẫu hóa thạch nào còn được biết đến. Thông thường người ta cho rằng cá vây tay đã không bị thay đổi gì trong nhiều triệu năm, nhưng trên thực tế thì các loài còn sống và thậm chí cả nguyên chi là không được tìm thấy trong các mẫu hóa thạch. Tuy nhiên, một số loài tuyệt chủng, cụ thể là các loài trong các hóa thạch cuối cùng mà người ta đã biết, chi ''[[Macropoma]]'' thuộc kỷ Phấn trắng, rất giống với các loài còn sống. Lý do có thể nhất cho lỗ hổng này có lẽ là các đơn vị phân loại này đã bị tuyệt chủng ở những vùng nước nông. Các hóa thạch thuộc vùng nước sâu ít khi được tìm thấy đến mức các nhà cổ sinh vật học có thể phục hồi được chúng, làm cho các đơn vị phân loại thuộc những vùng nước sâu nhất biến mất khỏi các mẫu hóa thạch. Tuy nhiên, trạng thái này vẫn còn đang được các nhà khoa học điều tra.
 
==Hình thái học bộ xương==
Dòng 49:
[[Tập tin:Coelacanth_and_Courtenay-Latimer.jpg|phải|nhỏ|250px|[[Marjorie Courtenay-Latimer]] với con cá vây tay đầu tiên được tìm thấy.]]
 
Chứng cứ đầu tiên mà các nhà khoa học phương Tây có được về các loài cá vây tay hiện đại, còn sống là khi [[Marjorie Courtenay-Latimer]], người phụ trách của viện bảo tàng tại [[Đông London]], [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]], phát hiện ra một mẫu vật trong khi kiểm tra các mẫu cá biển bất thường tại địa phương bắt được năm 1938. Bà đã xem xét mẻ cá của thuyền đánh cá chuyên đánh bắt [[cá mập]] gần [[sông Chalumna]] và nhìn thấy bộ vây cá màu xanh kỳ dị trong mẻ cá. Bà đã lôi con cá đó ra khỏi đống cá và đưa nó tới viện bảo tàng nhằm tìm xem nó là loại cá nào. Thất bại trong việc tìm nó trong bất kỳ cuốn sách nào bà có, bà đã cố gắng liên lạc với bạn của mình, giáo sư [[James Leonard Brierley Smith]] (1897-1968), nhưng ông đang đi vắng. Không thể bảo quản con cá này, bà đã gửi nó tới người nhồi bông thú. Khi Smith trở về, ông ngay lập tức nhận ra nó là cá vây tay, khi đó chỉ được biết đến từ các mẫu hóa thạch. Loài này được đặt tên khoa học là ''Latimeria chalumnae'' để ghi công bà Marjorie Courtenay-Latimer và vùng nước mà nó được tìm thấy. Con cá này được nói đến như là "[[hóa thạch sống]]".
 
===Comoros===
Dòng 106:
*** ''[[Laugia]]''
*** ''[[Trachymetopon]]''
** Bộ '''[[Bộ Cá vây tay|Coelacanthiformes]]'''
*** Họ [[Coelacanthidae]] †
**** ''[[Axelia]]''