Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 49:
 
===Nhà Lý: định đô Thăng Long - Hà Nội===
[[Tập tin:Caudong.jpg|nhỏ|phải|280px|Phong cảnh phố Cầu Đông, núi Chợ ở Hoa Lư.]]
Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước [[Việt Nam]]. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là [[chiếuChiếu dời đô]] được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên ([[nhà Tiền Lý]]), Cổ Loa ([[nhà Ngô]]) nay đều thuộc về [[Hà Nội]].
 
Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý: là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và là quê ngoại, nơi sinh ra Lý Thái Tông. Vua [[Lý Thái Tổ]] không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay [[nhà Tiền Lê]]. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến [[Cố đô Hoa Lư]], nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, [[chùa Một Cột]], ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang, chùa Vạn Tuế, làng gốm Bát Tràng...<ref>[http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050112153408/ns050317134209 Kinh đô Hoa Lư - Thủ đô nước Đại Cồ Việt]</ref><ref>Cố đô Hoa Lư (Nguyễn Văn Trò) – Nhà xuấtXuất bản Văn hóa dân tộc</ref> Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...".
Theo các thần tích ở [[cốCố đô Hoa Lư]] thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của [[Lê Đại Hành]] và Dương Vân Nga tên là [[Lê Thị Phất Ngân]], chính người con gái đó đã sinh ra [[Lý Thái Tông]], vị vua thứ hai của triều có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long. Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) làm phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành và nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ Vua [[Lê Đại Hành]].<ref>[http://afamily.vn/du-lich/20110208020146606/4-den-chua-cau-duyen-linh-thieng-nuc-tieng-gan-xa/ 4 đền, chùa cầu duyên linh thiêng nức tiếng gần xa - 3. Chùa Duyên Ninh], Kim Giang, Tờ báo Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, ngày 09-02-2011.</ref>
 
Các nhà nghiên cứu cho rằng Lý Thái Tổ đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang thành nơi đô hội được, không phù hợp với vị thế mới của đất nước.<ref>[http://tapchitruyenhinhvietnam.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=771&Itemid=57 Từ Hoa Lư đến Thăng Long, Tầm nhìn xuyên thế kỷ]</ref> Năm 1010, vị vua này đã ban [[Chiếu dời đô]] để xây dựng kinh đô tại Thăng Long. Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ riêng với Hoa Lư và [[Thăng Long]], là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô [[Hà Nội]] của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư. Như vậy kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009) và năm cuối (1009 - 1010) là triều Lý.